Khảo sát thực trạng đái tháo đường ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Từ khóa

Diabetes
chronic obstructive pulmonary disease (COPD) đái tháo đường
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Vũ, B. N., & Nguyễn, V. Q. (2021). Khảo sát thực trạng đái tháo đường ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (42), 35-42. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.42.5

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng đái tháo đường ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD-chronic obstructive pulmonary disease). Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 103 hồ sơ bệnh án nội trú những bệnh nhânmắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhcó đái tháo đường. Các biến số nghiên cứu: Tuổi, giới tính, tiền sử phơi nhiễm khói thuốc lá/thuốc lào, tiền sử sử dụng corticoid, tiền sử sử dụng các thuốc giãn phế quản, tình trạng đợt cấp tính, số lượngbạch cầu trung tính, thuốc giãn phế quản điều trị COPD nội viện, thời gian mắc đái tháo đường, tiền sử thuốc điều trị đái tháo đường, glucose lúc nhập viện, glucose ngày ra viện,thuốc điều trị đái tháo đường nội viện, BMI, tình trạng rối loạn lipid, tổng số ngày điều trị. Kết quả: Trong 103 bệnh án trong nghiên cứu, có 90 bệnh nhân nhập viện có triệu chứng đợt cấp của COPD, 13 bệnh nhân không có triệu chứng đợt cấp. Nam chiếm 84,5% nữ chiếm 15,5%. Không thấy có sự liên quan giữa tăng glucose máu cấp tính với nồng độ HbA1c. Không có tương quan giữa nhóm có tiền sử sử dụng corticoid và thuốc giãn phế quản khác với nồng độ HbA1c. Tăng nồng độ HbA1c liên quan không rõ ràng giữa các nhóm bệnh nhân điều trị thuốc uống, insulin, tiền sử sử dụng corticoid hay thời gian mắc đái tháo đường, trong nghiên cứu này chúng tôi chưa làm rõ được điều này. Chúng tôi cũng chưa xác định được mức HbA1c mục tiêu cho nhóm đối tượng nghiên cứu. Không có sự tương quan giữa tăng số lượng bạch cầu trung tính lúc nhập viện và tăng glucose máu,việc tăng nồng độ glucose máu lúc nhập viện liên quan với tăng mức độ trầm trọng đợt cấp của COPD. Hơn 85% bệnh nhân trong nghiên cứu phải kiểm soát glucose bằng insulin nội viện. Việc sử dụng corticoid không làm tăng đáng kể nồng độ glucose máu lúc nhập viện. Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong nghiên cứu này tăng lên ở nhóm thừa cân béo phì, và nhóm bệnh nhân tuổi >80, nhưng chúng tôi chưa thấy được mối liên quan rối loạn chuyển hóa lipid với tiền sử phơi nhiễm khói thuốc lá/thuốc lào, với tiến sử điều trị corticoid và các thuốc giãn phế quản khác, cũng như tiền sử sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường. Ngày nằm viện trung bình dài hơn ở nhóm có triệu chứng đợt cấp và nhóm sử dụng corticoid nội viện. Kết luận: Đái tháo đường ở bệnh nhân COPD có mối quan hệ phức tạp, tình trạng tăng glucose máu liên quan với tình trạng đợt cấp COPD. Việc sử dụng insulin nội viện để kiểm soát glucose máu là cần thiết, nồng độ HbA1c không tương quan với tình trạng tăng glucose máu cấp tính, chưa xác định mức HbA1c mục tiêu. Cần có thêm các nghiên cứu khác để làm rõ mối quan hệ phức tạp này.

https://doi.org/10.47122/vjde.2020.42.5