Nghiên cứu hiệu quả điều trị idoe phóng xạ (I131) ở bệnh nhân Basedow tại Bệnh viện Trung ương Huế

Từ khóa

Basedow
function of thyroid gland Basedow
chức năng tuyến giáp

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trần, T. N., & Đào, T. D. (2021). Nghiên cứu hiệu quả điều trị idoe phóng xạ (I131) ở bệnh nhân Basedow tại Bệnh viện Trung ương Huế. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (44), 82-88. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.44.11

Tóm tắt

Đặt vấn đề và mục tiêu: Basedow là một bệnh lý tự miễn, gây tăng hoạt giáp dẫn đến một số biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi hình thái và chức năng tuyến giáp sau 3 tháng và 6 tháng điều trị I131 ở bệnh nhân Basedow. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 63 bệnh nhân chẩn đoán bệnh Basedow được chỉ định điều trị bằng I131. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và tiến cứu: bướu giáp, thể tích tuyến giáp trên siêu âm; độ tập trung I131, nồng độ T3, T4, TSH. Kết quả: Sau 3 tháng điều trị Basedow với I131, bướu giáp độ II là 39,29 % và độ III là 7,14 %; thể tích thùy phải tuyến giáp là 27,22±15,77(ml) và thùy trái là 25,43±15,18(ml). Sau 6 tháng điều trị Basedow với I131, chỉ còn bướu giáp độ II (7,41 %); thể tích thùy phải tuyến giáp là 16,81±10,92 (ml) và thùy trái là 13,85±83,91 (ml). Về chức năng tuyến giáp:  Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ cường giáp giảm còn 41,10 %, bình giáp đạt 35,71 % và suy giáp dưới lâm sàng là 23,21 %. Sau 6 tháng, tỷ lệ cường giáp giảm còn 18,52 %, bình giáp đạt 51,85% và suy giáp dưới lâm sàng là 29,63%. Kết luận: Bướu giáp và thể tích tuyến giáp giảm sau 3 tháng và 6 tháng điều trị I131 ở bệnh nhân Basedow so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê. Chức năng giáp cũng cải thiện theo chiều hướng bình giáp.

https://doi.org/10.47122/vjde.2020.44.11