Tính hiệu quả và an toàn của gạc sucrose octasulfate trên vết loét bàn chân đái tháo đường: kết quả từ một nghiên cứu quan sát, nhãn mở, đa trung tâm tại Việt Nam

Từ khóa

sucrose octasulfate dressing
diabetic foot ulcer gạc sucrose octasulfate
vết loét bàn chân đái tháo đường

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Mai, T. T., & Trần, Q. N. (2021). Tính hiệu quả và an toàn của gạc sucrose octasulfate trên vết loét bàn chân đái tháo đường: kết quả từ một nghiên cứu quan sát, nhãn mở, đa trung tâm tại Việt Nam. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (45), 38-44. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.45.6

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dạng muối kali của sucrose octasulfate cho thấy khả năng ức chế các matrix metalloproteinase cũng như tương tác với các yếu tố tăng trưởng làm tăng khả năng lành thương và rút ngắn thời gian điều trị. Mặc dù vậy, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả gạc sucrose octasulfate (SO) trên những loại vết loét bàn chân đái tháo đường (VLBCĐTĐ) chỉ do nguyên nhân thần kinh hoặc chưa có biến chứng thần kinh hoặc mạch máu trong điều kiện đời thực. Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của gạc SO trên trên nhiều loại VLBCĐTĐ trong điều kiện thực tế lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, nhãn mở, đa trung tâm được tiến hành với tiêu chuẩn chọn vào gồm 1) Có đái tháo đường; 2) Trên 18 tuổi; 3) Có vết loét bàn chân đái tháo đường không có dấu hiệu nhiễm khuẩn trên lâm sàng và 4) Đồng ý tham gia nghiên cứu. Các VLBCĐTĐ không nhiễm trùng sử dụng gạc SO dạng lưới phủ vết thương. Các kết cục bao gồm: kết cục vết thương lần khám cuối, diện tích vết thương trước và sau điều trị, thời gian điều trị, nhiễm trùng, đoạn chi, quá phát mô hạt. Kết quả: Có 5 trung tâm tham gia nghiên cứu (bệnh viện Bạch Mai, Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương, Đại học Y dược TP HCM, Nhân dân 115) thu tuyển được 36 đối tượng từ 06/2019 đến 06/2020. Kết cục gồm lành hoàn toàn, giảm đáng kể kích thước, mất dấu chiếm lần lượt 12 ca (33,3%), 21 ca (58,4%) và 3 ca (8,3%). Các vết thương giảm kích thương khoảng 90% trong thời gian trung vị là 31,5 ngày. Kích thước vết thương trước nghiên cứu là 11,3 cm giảm còn 1,5 cm sau nghiên cứu (p=0,0002). Có 3 trường hợp nhiễm trùng (8,3%) và 5 trường hợp quá phát mô hạt (15,6%) nhưng không có trường hợp nào phải đoạn chi. Kết luận: Nghiên cứu mang tính chất đời thực này, dựa trên những thực hành lâm sàng hàng ngày cho thấy tính hiệu quả và an toàn của sử dụng gạc SO trong chăm sóc VLBCĐTĐ. Kết quả từ nghiên cứu này củng cố thêm các bằng chứng từ các nghiên cứu mù đôi, có nhóm chứng và ủng hộ việc xem xét sử dụng gạc SO như là phương pháp đầu tay khi điều trị VLBCĐTĐ không có tình trạng nhiễm trùng như các khuyến cáo trong các Hướng dẫn thực hành trên thế giới.

https://doi.org/10.47122/vjde.2020.45.6