Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trên phụ nữ đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang

Từ khóa

malnutrition
female patients
type 2 diabetes mellitus
SGA suy dinh dưỡng
bệnh nhân nữ
đái tháo đường típ 2
SGA

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, H. D., Nguyễn, T. C. L., & Huỳnh, L. T. B. (2021). Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trên phụ nữ đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (46), 191-197. https://doi.org/10.47122/vjde.2021.46.21

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân nữ đái tháo đường típ 2 theo phương pháp SGA.Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân nữ đái tháo đường típ 2. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 257 bệnh nhân nữ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 tại Khoa Khám và Khoa Nội tiết và Đái tháo đường BVĐKTG trong thời gian từ tháng 05/2019 đến tháng 09/2019. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân nữ đái tháo đường típ 2 đánh giá theo phương pháp SGA là 25,7%, trong đó suy dinh dưỡng nhẹ là 21,8% và suy dinh dưỡng trung bình là 3,9%. Một số yếu tố có liên quan đến tỷ lệ SDD:Nhóm trên 60 tuổi có khuynh hướng bị SDD cao gấp 8,67 lần so với nhóm dưới 60 tuổi; Nhóm có giảm từ 5% cân nặng trở lên trong vòng 6 tháng có khuynh hướng bị SDD cao gấp 30,24 lần so với nhóm duy trì cân nặng hoặc giảm cân không đáng kể (<5%) trong 6 tháng qua; Nhóm có triệu chứng về dạ  dày – ruột như chán ăn, buồn nôn có khuynh hướng bị SDD cao gấp 20,8 lần so với nhóm không có triệu chứng (p<0,001). Nhóm có triệu chứng về stress có khuynh hướng bị SDD cao gấp 15,57 lần so với nhóm không có triệu chứng này (p= 0,001). Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân nữ đái tháo đường típ 2 đánh giá theo phương pháp SGA là 25,7%. Cần chú  ý trong khai thác các yếu tố như bệnh nhân trên 60 tuổi,  có giảm từ 5% cân nặng trở lên trong vòng 6 tháng, có triệu chứng về dạ  dày – ruột như chán ăn, buồn nôn, có triệu chứng về stress… để phát hiện và can thiệp tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân.

https://doi.org/10.47122/vjde.2021.46.21