Cường giáp trong thai kỳ

Từ khóa

hyperthyroidism
pregnancy cường giáp
mang thai

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. N. (2022). Cường giáp trong thai kỳ. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (47), 8-15. https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.1

Tóm tắt

Rối loạn chức năng tuyến giáp - những thay đổi về cách hoạt động của tuyến giáp - có thể bắt đầu trong hoặc sau khi mang thai ở những phụ nữ chưa từng có vấn đề về tuyến giáp trước đó. Điều này xảy ra do mang thai gây nên những thay đổi lớn về mức độ hormone tuyến giáp. Khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp T3 và T4, nó được gọi là tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp. Vấn đề này cũng gây ra lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) rất thấp, một loại hormone thông báo cho tuyến giáp tạo ra T3 và T4. Tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng đáng kể quá trình trao đổi chất (cách cơ thể bạn sử dụng năng lượng). Nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ từ 20 đến 40 tuổi, trong độ tuổi sinh sản. Cường giáp khi mang thai không phổ biến. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể bị bỏ qua vì một số có thể “bắt chước” những thay đổi nội tiết tố của một phụ nữ trong một thai kỳ bình thường: ví dụ, cảm thấy quá ấm, mệt mỏi hoặc lo lắng. Nếu không được điều trị, bệnh cường giáp ở mẹ sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai bị cường giáp không kiểm soát được có thể bị tăng huyết áp. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và sinh con nhẹ cân.

https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.1