Nghiên cứu chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại Thành phố Đà Nẵng

Từ khóa

Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI)
Berlin questionnaire
sleep quality
elderly people Chất lượng giấc ngủ
thang đo chât lượng giấc ngủ PSQI
thang đo ngưng thở khi ngủ
người cao tuổi

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Võ, T. H. H., & Nguyễn, T. K. L. (2022). Nghiên cứu chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại Thành phố Đà Nẵng. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (47), 155-161. https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.21

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 181 người cao tuổi sống tại thành phố Đà Nẵng. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn dựa vào bộ câu hỏi được thiết kế sẳn và số liệu được xử lý bằng phần mền SPSS 20.0. Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) đã được sử dụng để kiểm tra chất lượng giấc ngủ (PSQI >5 điểm: chất lượng giấc ngủ kém) và thang đo đánh giá nguy cơ ngưng thở khi ngủ Berlin cũng được sử dụng để đánh giá nguy cơ ngưng thở khi ngủ, ngoài ra các yếu tố sức khỏe cũng được nghiên cứu để tìm hiểu mối liên quan. Kết quả: Tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém ở đối tượng nghiên cứu chiếm 44,8%, vấn đề gây mất ngủ thường gặp nhất ở đối tượng nghiên cứu là không ngủ được trong 30 phút và tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc dậy quá sớm. Tìm thấy mối liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở đối tượng nghiên cứu: Thói quen ngủ trưa, sử dụng nước lọc là thức uống hằng ngày, đái tháo đường, tự đánh giá tiếng ồn, nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Kết luận: Chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng là một vấn đề cần được quan tâm.

https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.21