Nghiên cứu áp dụng thang điểm HEART trong phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân đau ngực tại phòng cấp cứu Bệnh viện 199

Từ khóa

HEART score
chest pain Điểm HEART
đau ngực

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trần, N. C. (2022). Nghiên cứu áp dụng thang điểm HEART trong phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân đau ngực tại phòng cấp cứu Bệnh viện 199. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (47), 163-168. https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.22

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các thành tố của thang điểm HEART ở bệnh nhân đau ngực. Đánh giá mối liên quan giữa thang điểm HEART với biến cố mạch vành trong vòng 6 tuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm 60 bệnh nhân đau ngực đến khám tại phòng cấp cứu bệnh viện 199. Đối tượng tuyển chọn được đánh giá bằng thang điểm HEART. Theo dõi và đánh giá các biến cố của bệnh mạch vành trong 6 tuần tiếp theo. Kết quả: Thang điểm HEART liên quan tỷ lệ thuận với biến cố. Trung bình điểm HEART ở nhóm không có biến cố là 3,61±1,88 và ở nhóm bệnh nhân với ít nhất 1 biến cố là 6,00±1,45, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Giá trị tiên lượng biến cố của thang điểm HEART ở nhóm nghiên cứu là rất cao. Với điểm cắt ≥ 4, thang điểm HEART có giá trị tiên lượng biến cố ở nhóm nghiên cứu với độ nhạy 84,2% (95%CI: 60,4 - 96,4), độ đặc hiệu 68,3% (95%CI: 61,9 - 81,9), diện tích dưới đường cong ROC là 0,831. Ở nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp có điểm HEART 0-3 thì tỷ lệ xảy ra biến cố là 0%. Với điểm HEART là 4-6 có 37,5% bệnh nhân xuất hiện biến cố. Với điểm HEART 7-10 thuộc nhóm nguy cơ cao thì có tới 77,8% bệnh nhân xuất hiện biến cố. Xác suất không xảy ra biến cố của nhóm bệnh nhân có điểm HEART ở phân nhóm 4-6 điểm và 1 – 3 điểm cao hơn nhóm bệnh nhân ở phân nhóm 7 – 10 điểm có ý nghĩa thống kê (p<0.001). Kết luận: Thang điểm HEART rất có giá trị trong phân tầng nguy cơ, tiên lượng các biến cố của bệnh mạch vành.

https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.22