Nghiên cứu giá trị thang điểm FUNC trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não tại Bệnh viện Trung ương Huế

Từ khóa

Early neuological worsening
Intracerebral hemorrhage
Prognosis
ICH score
FUNC score xuất huyết não
thang điểm FUNC
diễn biến thần kinh xấu sớm

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, Đình T., & Dương, P. T. (2022). Nghiên cứu giá trị thang điểm FUNC trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não tại Bệnh viện Trung ương Huế. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (47), 187-194. https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.25

Tóm tắt

Đặt vấn đề: So với nhồi máu não, xuất huyết não là dạng có tiên lượng xấu hơn, thường đưa đến tử vong hoặc tàn phế. Đa số các thang điểm tiên lượng, được biết đến rộng rãi nhất là thang điểm ICH, chủ yếu được đưa ra nhằm tiên lượng tử vong, nhưng còn ít thang điểm tập trung vào tiên lượng phục hồi chức năng sau xuất huyết não. Với mục đích đó,thang điểm FUNC được giới thiệu vào năm 2008 bởi Natalia Sana Rost và cộng sự nhằm tiên lượng khả năng độc lập về mặt chức năng của bệnh nhân sau xuất huyết não. Tại Việt Nam, hiện tại chưa có nghiên cứu nào được công bố về thang điểm FUNC. Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố lâm sàng, cắt lớp vi tính sọ não, thang điểm ICH, thang điểm FUNC ở bệnh nhân xuất huyết não. (2) Đánh giá giá trị của thang điểm FUNC trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não và mối liên quan trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não; so sánh với thang điểm ICH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 123 bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết não tại bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. Các bệnh nhân xuất huyết não sau khi được chẩn đoán xuất huyết não thông qua khám lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não không thuốc cản quan, sẽ tiến hành thu thập các biến về lâm sàng, hình ảnh CVLT, tính điểm GCS, ICH và FUNC. Theo dõi trong 24 giờ đầu xác định có hay không diễn biến thần kinh xấu sớm (ENW). Thăm khám trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại nhằm xác định tình trạng sống hay tử vong tại thời điểm 30 ngày và hồi phục chức năng bằng tham điểm Rankin sửa đổi (mRS) tại thời điểm 90 ngày. Số liệu được xử lý bằng phần mềm IBM SPSS statistics 25. Vẽ đường cong ROC tính AUC nhằm đánh giá khả năng tiên lượng của thang điểm FUNC và so sánh với thàn điểm ICH. Tiến hành hồi quy logistic nhằm xác định các yếu tố tiên lượng độc lập với các kết cục. Kết quả: Trong số 123 bệnh nhân, có 33 bệnh nhân (26,8%) có ENW và tất cả đều tử vong tại thời điểm 30 ngày. Tại thời điểm 30 ngày có 39 bệnh nhân (31,7%) tử vong. Tại thời điểm 90 ngày, có 48 bệnh nhân (39,0%) đạt kết cục chức năng tốt. Thể tích xuất huyết trung bình ở nhóm bệnh nhân có kết cục xấu hơn lớn hơn có ý nghĩa thống kê ở cả ba kết cục. Tất cả bệnh nhân có điểm FUNC ≤ 5 điểm đều tử vong tại thời điểm 30 ngày. Tỉ lệ tử vong tại thời điểm 30 ngày giảm dần theo điểm FUNC. Không có bệnh nhân nào có ENW hay tử vong tại thời điểm 30 ngày với FUNC ≥ 10 điểm. Tỉ lệ bệnh nhân đạt được kết cục chức năng tốt tại thời điểm 90 ngày tăng dần theo điểm FUNC. Không có bệnh nhân nào FUNC ≤ 7 điểm đạt được kết cục chức năng tốt tại thời điểm 90 ngày. Xuất huyết não thất liên quan có ý nghĩa thống lê với kết cục xấu ở cả ba thời điểm. Thang điểm FUNC có khả năng tiên lượng ENW, tử vong tại thời điểm 30 ngày, kết cục chức năng tốt tại thời điểm 30 ngày tốt hơn thang diểm ICH, với AUC lớn hơn ở cả 3 kết cục. Kết luận: Thang điểm FUNC có khả năng tiên lượng tốt bệnh nhân xuất huyết não. Và nên được áp dụng trong lâm sàng cũng như nghiên cứu.

https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.25