Tác động của dapagliflozin lên sự xuất hiện và tiến triển bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2: phân tích từ nghiên cứu DECLARE-TIMI 58

Từ khóa

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, Q. B. (2020). Tác động của dapagliflozin lên sự xuất hiện và tiến triển bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2: phân tích từ nghiên cứu DECLARE-TIMI 58. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (38), 89-103. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.38.13

Tóm tắt

Cơ sở: Các thuốc ức chế SGLT-2 đã được chứng minh tác dụng có lợi đối với kết cục trên thận, chủ yếu ở những bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch do xơ vữa. Trong bài này, chúng tôi báo cáo kết quả phân tích các kết cục trên thận của thuốc ức chế SGLT-2 dapagliflozin trong nghiên cứu dự hậu tim mạch DECLARE-TIMI 58, trên các bệnh nhân đái tháo đường(ĐTĐ) týp 2 có và không có bệnh lý tim mạch do xơ vữa, và hầu hết có chức năng thận còn bảo tồn. Phương pháp: Trong DECLARE-TIMI 58, các bệnh nhân ĐTĐ týp2, HbA1c từ 6,5 – 12,0%, kèm theo bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có đa yếu tố nguy cơ tim mạch, và độ thanh thải creatinine ít nhất là 60mL/phút được phân ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 vào hai nhóm điều trị dapagliflozin 10 mg hoặc placebo mỗi ngày một lần. Một phức hợp tiêu chí phụ trên tim và thận được xác định trước bao gồm sự giảm liên tục ít nhất 40% mức lọc cầu thận (eGFR) xuống dưới 60 mL/phút/1,73m2, bệnh thận giai đoạn cuối (định nghĩa là đã phải lọc máu ít nhất 90 ngày, ghép thận, hoặc có eGFR xuống dưới 15mL/phút/1,73m2), hoặc tử vong do nguyên nhân thận hoặc tim mạch; một phức hợp tiêu chí phụ cho thận cũng bao gồm các tiêu chuẩn như trên, ngoại trừ tử vong tim mạch. Trong bài phân tích về kết cục trên thận này, chúng tôi báo cáo kết quả vềcác tiêu chí thành phần của phức hợp này, phân tích dưới nhóm của từng tiêu chí, và thay đổi của eGFR tại những thời điểm khác nhau. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 9/ 2018; trung vị thời gian theo dõi là 4,2 năm (từ 3,9 – 4,4 năm). Trong số 17160 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên, 8162 người (47,6%) có eGFR ≥ 90 mL/phút/1.73 m2; 7732 người (45,1%) có eGFR từ 60 đến dưới 90 mL/phút/1.73 m2, và 1265 người (7,4%) có eGFR < 60 mL/phút/1.73 m2 tại thời điểm ban đầu; 6974 người (40,6%) có bệnh lý tim mạch do xơ vữa và 10186 người (59,4%)có đa yếu tố nguy cơ. Kết quả, phức hợp tiêu chí phụ trên tim thận giảm có ý nghĩa thống kê ở những người điều trị dapagliflozin so với placebo (HR 0,76, 95% CI 0,67-0,87; p<0,0001); ngoại trừ tử vong do nguyên nhân tim mạch, HR cho kết cục riêng về thận là 0,53 (0,43-0,66; p<0,0001). Chúng tôi thấy có giảm 46% tỷ lệ BN có giảm liên tục eGFR ít nhất 40% xuống dưới 60 mL/phút/1,73m2(120 [1,4%] vs 221 [2,6%]; HR 0,54 [95%CI 0,43-0,67]; p<0,0001). Nguy cơ bị bệnh thận giai đoạn cuối hoặc tử vong do bệnh thận trong nhóm dapagliflozin thấp hơn so với nhóm placebo (11 [0,1%] vs 27 [0,3%]; HR 0,41 [95% CI 0,20-0,82]; p=0,012). Dapagliflozin cải thiện cả phức hợp kết cục trên tim-thận và kết cục riêng trên thận so với placebo ở các phân nhóm khác nhau, bao gồm cả những phân nhóm theo mức eGFR ban đầu (ptương táckết cục tim thận= 0,97; ptương táckết cục riêng trên thận =0,87) vàcác phân nhóm có hay không có bệnh lý tim mạch do xơ vữa (ptương táckết cục tim thận = 0,67; ptương táckết cục riêng trên thận= 0,72). Sau 6 tháng điều trị, mức giảm eGFR trung bình ở nhóm dapagliflozin nhiều hơn so với nhóm placebo nhưng sự thay đổi này trở nên cân bằng sau 2 năm, còn sau 3 và 4 năm thì eGFR trong nhóm dapaliflozin giảm ít hơn so với nhóm placebo.
https://doi.org/10.47122/vjde.2020.38.13