Bệnh lao và đái tháo đường

Từ khóa

Tuberculosis
diabetes mellitus bệnh lao
đái tháo đường

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, H. T., & Trần, T. H. V. (2020). Bệnh lao và đái tháo đường. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (39), 5-15. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.39.1

Tóm tắt

Đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ mắc lao gấp 2-3 lần và nguy cơ xuất hiện những bất lợi khi điều trị. Đái tháo đường gây nên ức chế miễn dịch, ngày càng được thừa nhận là một yếu tố nguy cơ của bệnh lao, và hai bệnh lý này tồn tại và tác động lẫn nhau. Bệnh lao có hai giai đoạn: lao tiềm ẩn và bệnh lao (lao hoạt động). Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt mới được chẩn đoán, nên được sàng lọc bệnh lao có hệ thống. Bệnh lao gây nên tình trạng “tăng đường máu do stress”, điều này dẫn đến việc điều trị đái tháo đường khó khăn hơn. Điều trị lao nhạy cảm thuốc hay lao kháng thuốc ở bệnh nhân mắc hay không đái tháo đường không khác nhau. Đái tháo đường có thể làm nặng nề hơn bệnh lao, làm tái hoạt các ổ lao không hoạt động, và làm giảm hiệu quả điều trị. Mặt khác bệnh lao là một bệnh lý thực thể và một số thuốc kháng lao sử dụng đơn độc có thể gây nên rối loạn dung nạp glucose. Metformin là thuốc được lựa chọn đầu tiên điều trị đái tháo đường nếu cần sử dụng thuốc để kiểm soát glucose máu. Insulin được cân nhắc nếu glucose máu cao hoặc glucose máu không được kiểm soát với thuốc hạ glucose máu đường uống. Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tim mạch nên được sử dụng aspirin liều thấp và một thuốc nhóm statin, và cần được tư vấn một lối sống phù hợp (không hút thuốc lá, chế độ ăn hợp lý và hoạt động thể lực). Nhận thức của các bác sĩ lâm sàng và nhà quản lý bệnh lao và đái tháo đường về sự tác động giữa hai bệnh lý này là rất quan trọng không chỉ về phương diện sàng lọc mà còn trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường mắc lao.
https://doi.org/10.47122/vjde.2020.39.1