Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Từ khóa

bone mineral density
osteoporosis
COPD mật độ xương
loãng xương
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Hoàng, V. T. H., Hoàng, T. L. H., Hoàng, V. P., Phan, T. T., & Nguyễn, T. M. H. (2020). Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (39), 59-65. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.39.8

Tóm tắt

Tổng quan: Loãng xương là một trong những biểu hiện chủ yếu ngoài phổi của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gây ra những biến chứng như gãy cổ xương đùi, xẹp đốt sống... làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêukhảo sát mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đánh giá mối liên quan, tương quan giữa mật độ xương với một số yếu tố khác. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 42 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 trong năm 2017. Bệnh nhân được chẩn đoán theo GOLD 2015 và xác định tuổi, giới, BMI, tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp đánh giá FEV1, đo mật độ xương theo phương pháp DEXA đánh giá mật độ xương theo tiêu chuẩn của WHO. Phân tích mô tả, so sánh trung bình, tương quan, hồi quy đơn biến được thực hiện. Kết quả: 42 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tuổi từ 44 -90 có 28,57% bệnh nhân bình thường, 21,43% bệnh nhân thiếu xương và đặc biệt 50% bệnh nhân loãng xương. Phần lớn bệnh nhân loãng xương có FEV1 từ 30-80%. Mật độ xương liên quan và tương quan với giới, tuổi, tình trạng sử dụng corticoid, BMI, thời gian mắc và FEV1(p<0,05). Chưa có sự tương quan giữa mật độ xương với mức độ hút thuốc lá (p>0,05). Kết luận: Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có mật độ xương giảm, tỷ lệ loãng xương cao. Đo mật độ xương cần xem xét đưa vào vấn đề cần được quản lý ở bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
https://doi.org/10.47122/vjde.2020.39.8