Nghiên cứu nguy cơ gãy xương theo mô hình FRAX trên đối tượng nữ thừa cân - béo phì trên 45 tuổi

Từ khóa

Measure bone mineral density (BMD)
Fracture Risk Assessment Tool (FRAX) model mật độ xương
dự báo nguy cơ

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lưu, N. G., Lê, A. T., & Nguyễn, H. T. (2021). Nghiên cứu nguy cơ gãy xương theo mô hình FRAX trên đối tượng nữ thừa cân - béo phì trên 45 tuổi. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (37), 44-52. https://doi.org/10.47122/vjde.2019.37.5

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nguy cơ gãy xương phụ nữ thừa cân béo phì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 207 phụ nữ chia 2 nhóm (1) 147   người   có   thừa    cân/   béo   phì   (BMI ≥23kg/m2) và (2) 60 không thừa cân, béo phì (BMI<23kg/m2). Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA và đánh giá nguy cơ gãy xương theo mô hình FRAX. Kết quả: Mật độ xương. - MĐX CXĐ ở nhóm thừa cân béo phì cao hơn so với nhóm bình thường (0,64±0,11 so với 0,60±0,12), p<0,05. - Tỷ lệ loãng xương và thiếu xương tại CXĐ của nhóm thừa cân béo phì tương ứng là 27,9% và 50,3%, nhóm bình thường tương ứng là 45,0% và 43,3%. - Tỷ lệ loãng xương và thiếu xương tại CSTL của nhómthừa cân béo phì tương ứng là 45,6% và 34,7%, nhóm bình thường tương ứng là 48,3% và 43,4%. - Tỷ lệ loãng xương ở nhóm thừa cân béo phì thấp hơn so với nhóm bình thường qua đánh giá chỉ số T ở CXĐ (27,9% và 45,0%), p<0,05. Dự báo nguy cơ gãy xương theo mô hình FRAX.- Xác suất gãy xương toàn thân trong 10 năm ≥20% chiếm tỷ lệ 1% và gãy cổ xương đùi trong 10 năm ≥3% chiếm tỷ lệ 20,3%. - Tỷ lệ loãng xương chung tại CXĐ là 32,9% và tỷ lệ có chỉ định điều trị LX theo khuyến cáo của NOF là 45%. Kết luận: Mật độ xương phụ nữ thừa cân béo phì không giảm nhưng vẫn có nguy cơ gãy xương.

https://doi.org/10.47122/vjde.2019.37.5