@article{Nguyễn_2022, title={Nhiễm độc giáp ở bệnh nhân mang thai và không mang thai}, url={https://vjde.vn/journal/article/view/281}, DOI={10.47122/vjde.2021.49.9}, abstractNote={<p>Qua hồi cứu mô tả 9 trường hợp nhiễm độc giáp từ năm 2016 đến năm 2020 chúng tôi ghi nhận một số nhận xét như sau: Ở bốn bệnh nhân mang thai được chần đoán nhiễm độc giáp tạm thời do thai: Nhiễm độc giáp tạm thời do thai thường xảy ra trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ. Chẩn đoán dựa vào TSH thấp dưới 0,1 mIU/L và FT4 tăng cao, kèm với beta HCG &gt; 50.000 UI/L, không có tiền sử cường giáp trước đó, các xét nghiệm miễn dich như AntiTPO và TRAb âm tính. Bệnh thường không cần điều tri với kháng giáp tổng hợp và thường ổn đinh ở tam cá nguyệt thứ 2. Ở nhóm năm bệnh nhân không mang thai được chẩn đoán nhiễm độc giáp tạm thời do viêm tuyến giáp: Nhiễm độc giáp do viêm tuyến giáp có thể xảy ra ở viêm giáp Hashimoto và viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain. Chẩn đoán dựa vào TSH dưới 0.1 mIU/L và FT4 bình thường hay tăng cao, AntiTPO hay AntiTg dương tính ở viêm giáp Hashimoto, cả AntiTPO và AntiTg đều âm tính ở viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain , nhưng cả hai loại viêm giáp này đều có TSI dưới 0.1 mIU/L. Không cần điều tri kháng giáp tổng hợp nếu nặng chỉ cần điều trị triệu chứng. Diễn tiến chức năng tuyến giáp ở viêm giáp bán cấp thường trở về bình thường trong khi viêm giáp Hashimoto dễ qua suy giáp.</p>}, number={49}, journal={Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology}, author={Nguyễn, Thế Thành}, year={2022}, month={tháng 2}, pages={69-75} }