@article{Hoàng_Phạm_Trần_2022, title={Covid - 19 và Đái tháo đường: Từ cơ chế sinh lý bệnh đến điều trị lâm sàng}, url={https://vjde.vn/journal/article/view/320}, DOI={10.47122/vjde.2022.51.2}, abstractNote={<p>Nhiều nghiên cứu cho thấy sự gia tăng mức độ nặng của nhiễm covid - 19 ở bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) bởi sự xuất hiện hội chứng nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng do coronavirut 2 gây ra (SARS-CoV-2). Covid-19 có thể gia tăng nguy cơ nhiễm ở đối tượng tăng glucose máu. Khi tương tác với các yếu tố nguy cơ khác thì tăng glucose có thể gây biến đổi đáp ứng miễn dịch và viêm, điều này có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn thậm chí gây tử vong. Enzym ức chế chuyển dạng angiotensin 2 (ACE2) thuộc hệ thống renin- angiotensin - aldosteron system (RAAS) là thụ thể chính giúp virut xâm nhập vào các cơ quan và tổ chức mặc dù dipeptidyl peptidase 4 (DPP4) có thể tương tác với cơ quan đích mang virut. Những dữ liệu nghiên cứu ban đầu cho thấy không có giả thuyết nào được chấp nhận nêu tác dụng đáng kể của ức chế DPP4 đối với SARS-CoV-2. Với đặc điểm về dược lý thì thuốc ức chế vận chuyển glucose phụ thuộc kênh Na<sup>+</sup>2 (SGLT2) có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn ở BN covid - 19 vì vậy hạn chế được sử dụng trong một số trường hợp. Hiện nay, insulin vẫn là sự lựa chọn chủ yếu để kiểm soát tăng glucose giai đoạn cấp tính của bệnh. Đa số bằng chứng cho thấy mối liên quan của covid - 19 với ĐTĐ không có sự khác biệt giữa các típ, mặc dù trong lâm sàng thì ĐTĐT2 có tỷ lệ mắc cao hơn. Đối với ĐTĐT1 hiện có rất ít bằng chứng nghiên cứu về mối liên quan với covid - 19. Đa số các nghiên cứu hiện tại và có thể trong tương lai cũng đều nhấn mạnh việc kiểm soát tối ưu glucose ở BN ĐTĐ là điều cần thiết nhất.</p>}, number={51}, journal={Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology}, author={Hoàng, Trung Vinh and Phạm, Thị Hồng Hoa and Trần, Quốc Luận}, year={2022}, month={tháng 3}, pages={19-27} }