@article{Lê_Nguyễn_2022, title={An toàn và hiệu quả của liệu pháp tolvaptan trên bệnh nhân hạ natri máu nặng cấp đẳng tích hoặc thừa thể tích}, url={https://vjde.vn/journal/article/view/332}, DOI={10.47122/vjde.2022.51.13}, abstractNote={<p><strong><em>Mục tiêu: </em></strong>Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của Tolvaptan trên bệnh nhân hạ Na máu nặng cấp đẳng tích hoặc thừa thể tích. <strong><em>Phương pháp nghiên cứu: </em></strong>Thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên.Đối tượng là 42 bệnh nhân (BN) hạ Na máu nặng cấp đẳng tích hoặc thừa thể tích, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: 20 BN điều trị theo phương pháp kinh điển và 22 BN điều trị bằng Tolvaptan có thể thêm NaCl 0,9%. Chẩn đoán hạ Na máu nặng đẳng tích hoặc thừa thể tích theo tiêu chuẩn BYT VN. Phương pháp điều trị hạ Na máu kinh điển theo hướng dẫn của BYT VN. Phương pháp sử dụng Tolvaptan trong điều trị hạ Na máu dựa theo các khuyến cáo của Hoa Kỳ. <strong><em>Kết quả: </em></strong>Nhóm điều trị kinh điển phải áp dụng nhiều biện pháp để điều trị, gồm: Hạn chế tối đa lượng nước uống vào; lượng NaCl 0,9% (chai 500ml) CTM trung bình là 6,60 ± 1,5; Trung vị lượng NaCl 3% (chai 100ml) CTM và Furosemide (ống 20mg) là 6,00 (5,00 – 7,00) và 1,00 (0,00 – 2,00) trong khi nhóm sử dụng Tolvaptan thì không cần hạn chế uống, không sử dụng NaCl 3%, không sử dụng Furosemid. Lượng NaCl 0,9% (chai 500ml) CTM trung bình sử dụng ở nhóm Tolvaptan là 2,45 ± 1,34 ít hơn so với nhóm kinh điển (6,60 ± 1,5); p &lt; 0,001. Thời gian (h) điều trị đạt mục tiêu Na máu của cả 2 nhóm đều lớn hơn thời gian kỳ vọng: Trung vị ở nhóm điều trị kinh điển là 36,00 (24,00 - 46,00) so với 22,00 (18,50 – 33,50), p = 0,001; Trung vị ở nhóm có Tolvaptan là 24,00 (23,50 - 35,00) so với 22,00 (20,00 – 35,00), p = 0,016. Trong đó thời gian điều trị thực của nhóm có Tolvaptan thấp hơn nhóm điều trị kinh điển (p = 0,027). Trung vị thời gian cải thiện dấu hiệu nôn ói và cải thiện dấu hiệu mệt mỏi là 03h và 12h ở nhóm có Tolvaptan, thấp hơn ở nhóm điều trị kinh điển (06h và 22h), p = 0,002 và 0,001. Về tác dụng phụ của điều trị: Phù và hạ Kali máu chỉ gặp ở nhóm điều trị kinh điển với tỷ lệ 20% và 55%, ngược lại nhóm có Tolvaptan không có BN nào bị phù hoặc hạ Kali máu trong khi có đến 81,8% BN tiểu nhiều, (p = 0,003 và p &lt; 0,001), cả hai nhóm không có BN nào bị tăng Na máu theo thời gian vượt quá kỳ vọng gây nguy cơ hủy Myelin. Liều Tolvaptan chủ yếu là 7,5mg và 11,25mg (chiếm tỷ lệ 45,5% và 36,4%), 13,6% dùng liều 15mg và chỉ 4,5% dùng liều 18,75mg. Lưu lượng nước tiểu (ml/h) trung bình của nhóm Tolvaptan tại các thời điểm 03h; 06h; 12h và 24h lần lượt là: 205,00 ± 61,00; 225,45 ± 52,44; 195,91 ± 48,17 và 167,27 ± 41,19. Mức tăng Na máu (mmol/L) trung bình của nhóm Tolvaptan tại các thời điểm 03h; 06h; 12h và 24h lần lượt là 2,32 ± 0,78; 4,50 ± 0,67; 8,18 ± 1,44 và 13,68 ± 1,62. <strong><em>Kết luận: </em></strong>Sử dụng Tolvaptan trong điều trị hạ Na máu nặng cấp đẳng tích hoặc thừa thể tích đơn giản, hiệu quả và dễ dung nạp hơn phương pháp điều trị kinh điển (do: không cần hạn chế uống nước, không sử dụng NaCl ưu trương và không sử dụng Furosemid). Liều Tolvaptan khởi đầu 7,5mg, tăng liều nhỏ 3,75mg mỗi 03h, liều tối đa 18,75mg cho thấy an toàn và hiệu quả.</p>}, number={51}, journal={Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology}, author={Lê, Thị Thu Trang and Nguyễn, Hải Thủy}, year={2022}, month={tháng 3}, pages={94-104} }