@article{Trần_Trần_Trần_Trần_2020, title={Khảo sát các thành tố của hội chứng chuyển hóa và xác định nồng độ ferritin huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa}, url={https://vjde.vn/journal/article/view/57}, DOI={10.47122/vjde.2020.38.9}, abstractNote={Đặt vấn đề: Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất trong thế kỷ XXI. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có mối liên quan giữa tăng nồng độ ferritin huyết thanh và các thành tố của hội chứng chuyển hóacũng như các nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, nghiên cứu đưa ra một số kết luận rằng có thể xem ferritin như là một dấu hiệusớm dự báo nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.Vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:Khảo sát các thành tố của hội chứng chuyển hóa và xác định nồng độ ferritin huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 207 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Nội Tổng hợp - Lão Khoa, Bệnh viện Trung ương Huếtừ 5/2016 đến 8/2017. Bệnh nhân được phân thành hai nhóm: nhóm có hội chứng chuyển hóa gồm 104 người (nhóm bệnh); nhóm chứng gồm 103 người không mắc hội chứng chuyển hóa và không mắc các bệnh làm thay đổi ferritin huyết thanh. Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn của IDF/AHA/NHLBL/WHF/IAS/IASO đồng thuận năm 2009. Kết quả: HCCH với dạng kết hợp thường gặp nhất là: tăng TG – THA – tăng glucose (15,1%). Nồng độ ferritin huyết thanh trung bình ở nhóm có HCCH là 391,62±181,97ng/ml (Tỉ lệ tăng ferritin là 91,35%), trong đó: Nam: 453,064 ± 161,75 ng/ml (tỉ lệ ferritin tăng là 96,15%).Nữ: 330,17 ± 181,71 ng/ml (tỉ lệ ferritin tăng là 86,54%). Kết luận: Ở nhóm bệnh nhân có HCCH thì nồng độ ferritin huyết thanh tăng cao và tỉ lệ tăng ferritin chiếm tỉ lệ cao.}, number={38}, journal={Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology}, author={Trần, Thừa Nguyên and Trần, Hữu Dàng and Trần, Đức Minh and Trần, Quang Nhật}, year={2020}, month={tháng 10}, pages={60-66} }