https://vjde.vn/journal/issue/feed Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology 2024-03-24T04:00:20+00:00 GS.TS Nguyễn Hải Thủy- Trưởng ban [email protected] Open Journal Systems <p><strong>Giới thiệu chung</strong></p> <p>Tạp chí Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam đã được ra đời theo quyết định số 1740/GP-BTTT ngày 18 tháng 11 năm 2010, do Thứ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông Đỗ Quý Doãn ký. Tạp chí được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học- Công nghệ cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN 1859 – 4727 theo Quyết định số 18/TTKHCN – ISSN, do Cục trưởng Tạ Bá Hưng ký ngày 11/4/2012. Tạp chí đã được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình: 0- 0,5.</p> <p>Tạp chí là nơi đăng tải tất cả các thông tin, hoạt động khoa học cập nhật của chuyên ngành Nội tiết, ĐTĐ, Rối loạn chuyển hóa trong cả nước và thế giới.</p> <p>Tạp chí cũng được công bố online tất cả các số tại địa chỉ: <a href="http://vjde.vn/">http://vjde.vn/</a></p> <p> </p> https://vjde.vn/journal/article/view/1144 Hình ảnh tế bào học trong chẩn đoán u mỡ vàng lớn dạng gân và dạng cục: thông báo 1 trường hợp và hồi cứu y văn 2024-03-16T07:33:12+00:00 Trần Hòa [email protected] Trương Đức Anh [email protected] Lê Thị Tâm [email protected] Lê Viết Mẫn [email protected] Hoàng Thanh Trung [email protected] <p>U mỡ vàng (u vàng) là một tổn thương được biểu hiện của một tình trạng rối loạn lipid máu, một sự đáp ứng của cơ thể đối với sự tích tụ quá mức các tinh thể cholesterol ngoại bào, thể hiện hình ảnh của một phản ứng mô bào xảy ra ở da và mô dưới da, ở các mô mềm sâu như gân, dây chằng, bao hoạt dịch, xương và các cơ quan nội tạng. U mỡ vàng dạng gân và dạng cục có kích thước lớn cùng trên một bệnh nhân là một trường hợp hiếm gặp. Chúng tôi thông báo một trường hợp u mỡ vàng lớn dạng gân và dạng cục và hồi cứu y văn nhằm mục đích rút kinh nghiệm cho việc nhận định hình thái tế bào học được thể hiện ở u mỡ vàng. Bệnh nhân nam 48 tuổi xuất hiện một tổn thương xuất phát từ bao gân ngón 1 mu bàn chân phải và ngực phải, kích thước 10 x 7 cm và 5 x 3 cm, không đau, mật độ chắc, tiến triển chậm. Bệnh nhân có tình trạng tăng lipid máu. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có hình ảnh của tế bào bọt, tế bào khổng lồ, tế bào khổng lồ Touton, ít tế bào viêm. Kết quả mô bệnh học là u mỡ vàng thể gân và thể cục. Tế bào bọt (đôi khi được gọi là tế bào mỡ vàng) có một nhân với bào tương có hốc với kích thước vừa phải. Tế bào khổng lồ Touton đặc trưng trong u mỡ vàng thể hiện với hình ảnh tế bào kích thước lớn có nhiều nhân nằm gần trung tâm xếp co cụm ( có dạng vòng hoặc giả hoa hồng) quanh một ổ hoặc đảo bào tương không bọt và bao quanh nó là bào tương có bọt.. Ở những tổn thương lâu ngày, tổ chức xơ, các bó sợi tạo keo có thể hiện diện thay thế một phần tế bào bọt. U mỡ vàng dạng gân và dạng cục có thể gây nên những thách thức và khó khăn cho chẩn đoán tế bào học với nhiều nguyên nhân như hiếm gặp, thiếu kinh nghiệm, sự thay đổi hình ảnh tổn thương. Sự kết hợp lâm sàng và các xét nghiệm sinh hóa là một hổ trợ quan trọng trong chẩn đoán tế bào học u mỡ vàng</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/999 Thực trạng sử dụng nhiều thuốc ở người bệnh đái tháo đường týp 2 cao tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An 2023-07-02T15:44:10+00:00 Lê Thị Cầm [email protected] Nguyễn Thị Thu Hương [email protected] Nguyễn Ngọc Tâm [email protected] Trần Viết Lực [email protected] Vũ Thị Thanh Huyền [email protected] <p><strong>Tổng quan: </strong>SDNT ở người cao tuổi làm gia tăng nguy cơ tương tác thuốc, sử dụng thuốc không phù hợp và nhiều biến cố bất lợi khác về sức khỏe. <strong>Mục tiêu: </strong>xác định tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ĐTĐ týp 2 cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: mô tả cắt ngang trên 310 người bệnh ĐTĐ týp 2 cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 10/2022 đến tháng 04/2023. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo mẫu bệnh án thống nhất. SDNT được xác định khi sử dụng đồng thời từ 5 thuốc trong một ngày gồm cả thuốc theo đơn và thuốc không cần kê đơn. <strong>Kết quả: </strong>Trong 310 đối tượng nghiên cứu, tuổi trung bình là 70,7±6,2; nữ giới chiếm 63,9%. Có 77,6% người bệnh có sử dụng nhiều thuốc trong vòng 1 tháng gần đây. Số thuốc trung bình mà người bệnh dùng là 7,7±2,9 (thuốc). Tỉ lệ sử dụng một số thuốc như insulin (96,1%), statin (87,7%), metformin (85,5%) chiếm tỉ lệ cao nhất<strong>. </strong>Tuổi cao, giới nữ, số bệnh mạn tính đồng mắc trung bình ≥ 3 bệnh, thời gian mắc ĐTĐ trung bình ≥ 10 năm có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ SDNT. <strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc ở người bệnh ĐTĐ cao tuổi điều trị tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An là khá cao đặc biệt ở người bệnh tuổi cao, nữ giới, số bệnh đồng mắc càng nhiều và thời gian mắc ĐTĐ càng lâu.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1004 Suy giảm nhận thức và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có hội chứng dễ bị tổn thương (frailty) tại Bệnh viện Nội Tiết Nghệ An 2023-07-10T13:04:26+00:00 Lê Anh Tú [email protected] Nguyễn Ngọc Tâm [email protected] Trần Viết Lực [email protected] Vũ Thị Thanh Huyền [email protected] <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá suy giảm nhận thức và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi có hội chứng dễ bị tổn thương. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 482 người bệnh ĐTĐ cao tuổi có hội chứng dễ bị tổn thương. Các bệnh nhân được phỏng vấn theo bộ câu hỏi thống nhất và tiến hành đánh giá nhận thức bằng Mini-Cog. <strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình: 72,8 ± 6,4 , tỉ lệ nữ/ nam là 1,38, thời gian mắc bệnh ĐTĐ trung bình 9,8 ± 5,3 năm. Tỷ lệ suy giảm nhận thức ở người bệnh ĐTĐ cao tuổi có HCDBTT là 64,9%. Suy giảm nhận thức có liên quan với tuổi, mức độ kiểm soát glucose máu và HbA1c nhưng không liên quan với giới ở người bệnh ĐTĐ cao tuổi có Frailty. <strong>Kết luận: </strong>Tuổi, mức độ kiểm soát glucose máu và HbA1c có mối liên quan với suy giảm nhận thức ở người bệnh ĐTĐ có HCDBTT. Đánh giá nhận thức và HCDBTT là quan trọng và nên được tiến hành thường quy đối với bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1059 Đặc điểm đa bệnh lý mạn tính ở người bệnh đái tháo đường týp 2 cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An 2023-09-26T08:25:38+00:00 Nguyễn Đình Tuyên [email protected] Nguyễn Thị Thu Hương [email protected] Nguyễn Ngọc Tâm [email protected] Trần Viết Lực [email protected] Vũ Thị Thanh Huyền [email protected] <p><strong>Tổng quan: </strong>Đa bệnh lý mãn tính là vấn đề thường gặp ở người bệnh ĐTĐ gây ảnh hưởng đến khả năng quản lí bệnh và hiệu&nbsp; quả điều trị. <strong>Mục tiêu: </strong>xác định tỷ lệ và một số đặc điểm đa bệnh lý mạn tính ở người bệnh ĐTĐ týp 2 cao tuổi tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: mô tả cắt ngang trên 322 người bệnh ĐTĐ điều trị tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 10/2022 đến tháng 04/2023. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo mẫu bệnh án thống nhất, các bệnh mạn tính được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tiền sử và/hoặc hiện tại. <strong>Kết quả: </strong>Trong số 322 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung bình là 70,6±6,1; nữ giới chiếm 64,9%. Có 0,9% đối tượng nghiên cứu không có bệnh lý mạn tính kèm theo ĐTĐ. Tỷ lệ người bệnh có 1 bệnh mắc kèm chiếm 5,6%, tỷ lệ có 2 bệnh mắc kèm chiếm 6,2%, tỷ lệ người bệnh có ít nhất 3 bệnh đồng mắc chiếm 87,3%. Theo nhóm tuổi 60-69 và nhóm tuổi ≥ 70 tuổi cũng như giới nam và nữ, tỷ lệ người bệnh có ít nhất 3 bệnh đồng mắc đều chiếm tỉ lệ cao nhất. Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là các bệnh lý đồng mắc phổ biến nhất ở đối tượng nghiên cứu chiếm 99,6%; tiếp sau đó là thoái hóa khớp (87,9%), bệnh thận mạn tính (56,2%). <strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ đa bệnh lý mạn tính ở người bệnh ĐTĐ cao tuổi điều trị tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An là rất cao ở tất cả các nhóm tuổi và giới. Trong đó, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thoái hóa khớp và bệnh thận mạn tính là những bệnh lý mắc kèm thường gặp nhất</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1060 Hiệu quả về tăng trưởng ở bệnh nhân turner điều trị hormone tăng trưởng tái tổ hợp 2023-09-26T08:44:36+00:00 Cấn Thị Bích Ngọc [email protected] Vũ Chí Dũng [email protected] Phạm Thị Như Hoa [email protected] Nguyễn Ngọc Khánh [email protected] Bùi Phương Thảo [email protected] <p>Hội chứng Turner (TS) là hội chứng do mất một phần hay toàn bộ nhiễm sắc thể (NST) giới tính thứ hai ở nữ giới. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tầm vóc thấp. Điều trị hormone tăng trưởng (GH) có tác dụng cải thiện tốc độ tăng trưởng ở trẻ mắc TS. <strong>Mục tiêu</strong>: Đánh giáhiệu quả của điều trị GH lện tăng trưởng ở trẻ mắc TS. <strong>Đối tượng</strong>: 49 trẻ được chẩn đoán TS, được điều trị GH ít nhất 1 năm. <strong>Phương pháp</strong>: nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh. <strong>Kết quả: </strong>49 trẻ được chẩn đoán ở độ tuổi8,27 ± 3,43 tuổi và điều trị GH ở độ tuổi 8,37 ± 3,46 tuổi. Chiều cao tăng nhanh nhất trong 3 năm đầu điều&nbsp; trị với sự cải thiện qua các năm lần lượt là 8,37 ±&nbsp; 3,46;&nbsp; 7,55±2,49;&nbsp; 6,51±&nbsp; 2,11&nbsp; cm, &nbsp;chiều cao cải thiện tốt nhất ở nhóm bắt đầu điều trị dưới 5 tuổi. Cân nặng ở trẻ TS tăng đều qua các năm điều trị GH, tuy nhiên không làm thay đổi rõ rệt chỉ số BMI. <strong>Kết </strong><strong>luận</strong>: Hormon tăng trưởng tái tổ hợp có tác dụng cải thiện chiều cao tốt nhất trong 3 năm đầu điều trịở trẻ mắc hội&nbsp; chứng&nbsp; Turner,&nbsp; mức độ chậm tăng trưởng chiều cao theo chỉ số Z-score giảm dần qua các năm điều trị.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1143 Khảo sát đề kháng insulin ở nam giới tăng huyết áp không mắc đái tháo đường 2024-03-16T02:59:15+00:00 Huỳnh Công Minh [email protected] <p><strong>Mở đầu</strong>: Tăng huyết áp là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do các bệnh lý về tim mạch trong đó do THA là khá cao. Đề kháng insulin có liên quan và làm tăng huyết áp, phát hiện sớm tình trạng đề kháng insulin ở đối tượng THA là rất cần thiết từ đó có thể làm chậm sự hình thành và tiến triển của nhiều bệnh lý. <strong>Mục </strong><strong>tiêu: </strong>Đánh giá tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân nam giới tăng huyết áp và xác định mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ. <strong>Đối </strong><strong>tượng - Phương pháp nghiên cứu: </strong>83 bệnh nhân nam giới tăng huyết áp không mắc đái tháo đường, tuổi trung bình 61,6 ± 8,54. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để đánh giá tình trạng đề kháng insulin và xác định mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ. Đề kháng insulin được đánh giá bằng chỉ số HOMA-IR, QUICKI, TyG. <strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR là 41,0%; chỉ số QUICKI là 39,8% và chỉ số TyG là 59,0%. Có mối liên quan giữa béo phì dạng nam, thừa cân béo phì, glucose máu, rối loạn lipid máu với tình trạng kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR, QUICKI và TyG (p &lt; 0,01); Có mối tương quan thuận giữa chỉ số HOMA-IR,&nbsp; TyG với vòng bụng, BMI, triglyceride và tương quan nghịch giữa QUICKI với glucose máu, cholesterol, triglyceride (p &lt; 0,05). <strong>Kết luận: </strong>Bệnh nhân nam giới THA không mắc đái tháo đường có đề kháng insulin với tỷ lệ đáng lưu ý. Khi bệnh nhân THA nam giới có các yếu tố nguy cơ như béo phì, béo bụng, rối loạn đường huyết đói, rối loạn lipid máu thì nên được tầm soát đánh giá đề kháng insulin nhằm có biện pháp phòng ngừa.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1147 Đánh giá kết quả phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh tại Bệnh viện Đà Nẵng 2024-03-18T15:42:09+00:00 Phan Đình Thảo [email protected] Nguyễn Văn Hiểu [email protected] Nguyễn Đông Triều [email protected] <p><strong>Mở đầu: </strong>Hẹp động mạch cảnh do xơ vữa động mạch là bệnh lý mạch máu toàn thân thường gặp. Thương tổn hẹp động mạch cảnh có thể gây ra những hậu quả nặng nề đặc biệt là tai biến mạch máu não (TBMMN). 80% các trường hợp TBMMN là nhồi máu não trong đó nguyên nhân gây ra do hẹp động mạch cảnh&nbsp; chiếm&nbsp; khoảng&nbsp; 15-30%.&nbsp; Bệnh&nbsp; lý về mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong và khuyết tật hàng đầu trên thế giới. Phẫu thuật hẹp động mạch cảnh mang tính chất dự phòng với mục tiêu tránh các biến chứng TBMMN do nhồi máu não, cũng như cải thiện chức năng cho người bệnh. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Đối tượng nghiên cứu bao gồm 215 bệnh nhân được phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh tại khoa Ngoại Tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng từ 06/2017 đến 12/2022. Thiết kế nghiên cứu mô tả, tiến cứu và hồi cứu. <strong>Kết quả: </strong>215 trường hợp thỏa điều kiện chọn mẫu: 163&nbsp; nam&nbsp; (75,8%), 52 nữ (24,2 %), tuổi trung bình là 65,29&nbsp; ± &nbsp;5,95, 172 bệnh nhân (80%) có triệu chứng, có&nbsp; 25 bệnh nhân mổ bóc nội mạc động mạch cảnh 2 lần. Lột nội mạc động mạch cảnh 100%. Kết quả sớm: Không có tử vong trong phẫu thuật,chảy máu vết mổ 4 ca, 5 ca bị nhồi máu não trong mổ. Thời gian theo dõi trung bình: 15 tháng. 3 bệnh nhân tử vong sau 2 tháng do di chứng não, không có nhiễm trùng vết mổ vết mổ muộn, 1 bệnh nhân bị tái hẹp sau 3 năm. <strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh là một phương pháp an toàn, hiệu quả trong phòng ngừa đột quỵ.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1148 Nghiên cứu mô hình bệnh tật và chi phí y tế trực tiếp của bệnh nhân đái tháo đường có thẻ bảo hiểm y tế đến khám Ngoại trú tại Trung tâm y tế Sơn Trà, Đà Nẵng 2024-03-18T15:54:15+00:00 Võ Thị Hà Hoa [email protected] Nguyễn Thị Khánh Linh [email protected] <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mô hình bệnh tật và chi phí y tế trực tiếp của bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đến khám ngoại trú tại Trung tâm Y tế Sơn Trà năm 2021. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng số liệu hồi cứu từ hệ thống thông tin bệnh viện từ ngày 01/01/2021 đến 31/12/2021 tại Trung tâm Y tế Sơn Trà. Phân tích mô hình bệnh tật dựa vào chẩn đoán chính theo mã số bệnh tật theo phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10.Các chi phí y tế trực tiếp của bệnh đái tháo đường được phân tích là thuốc, khám bệnh, giường bệnh, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, vật tư tiêu hao, thủ thuật, tiểu phẫu. <strong>Kết quả</strong>: Tổng số 117651 lượt thăm khám với 36184 bệnh nhân. Số lượt thăm khám nhiều nhất bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường type 2&nbsp;&nbsp; và loét dạ dày. Có 2.469 bệnh nhân đái tháo đường, bệnh kèm phổ biến của bệnh nhân đái tháo đường là tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và viêm gan. Chi phí y tế trực tiếp cho bệnh nhân đái tháo đường trên 1 lượt khám là 213.015 ± 179.460 VNĐ, 52% chi phí cho thuốc men. Phân tích mô hình bệnh tật và phân tích chi phí là điều cấp thiết của mỗi cơ sở y tế để dự trù và phân bổ nguồn lực.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1149 Nghiên cứu một số chỉ số sinh hóa máu trên bệnh nhân đồng mắc đái tháo đường típ 2 và bệnh lý tim mạch 2024-03-18T16:06:33+00:00 Võ Thị Hà Hoa [email protected] Nguyễn Thị Khánh Linh [email protected] <p>Nghiên cứu nhằm mục đích mô tả và tìm hiểu mối tương quan giữa một số chỉ số sinh hóa máu của bệnh nhân đồng mắc đái tháo đường týp 2 và bệnh lý tim mạch. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện trên 251 bệnh nhân đồng mắc đái tháo đường týp 2 và các bệnh lý tim mạch đến khám bệnh ngoại trú tại bệnh&nbsp; viện C Đà Nẵng. Các biến số nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới tính, các chỉ số sinh hóa máu (glucose, ure, creatinine, triglyceride, cholesterol), đề kháng insulin sàng lọc bằng chỉ số triglyceride và glucose (TyG), độ lọc cầu thận (eGFR) được tính bằng công thức CKD.EPI dựa vào creatinine được Hội thận học quốc tế KDIGO và KDOQI. NKF Hoa Kỳ khuyến cáo. <strong>Kết quả </strong><strong>nghiên cứu: </strong>glucose máu và triglycerid của nhóm đối tượng khá cao lần lượt là 8,51 ± 3,57 mmol/L và 2,47 ± 1,37 mmol/L, tốc độ lọc cầu thận khá thấp 61,58 ± 18,26 mL/min/1,73m<sup>2</sup> trong đó có 50,2% bệnh nhân có mức lọc cầu thận dưới 60 mL/min/1,73m<sup>2</sup>. Có sự tương quan có ý thống kê giữa glucose, ure, creatinine, triglyceride và cholesterol với nhau ở bệnh nhân nam. Mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy eGFR phụ thuộc vào các chỉ số sinh hóa theo thứ tự ure máu, cholesterol và glucose máu<strong>.</strong><strong> Kết luận: </strong>Theo dõi thường quy các chỉ số sinh hóa máu có thể giúp kiểm soát tốt các biến chứng trên bệnh nhân đồng mắc đái tháo đường và bệnh tim mạch.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1166 Chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường týp 2 trước đại dịch COVID-19 và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại khu vực nông thôn và thành thị, thành phố Đà Nẵng 2024-03-24T02:18:45+00:00 Đỗ Ích Thành [email protected] Nguyễn Hóa [email protected] Đinh Vũ Hoàng [email protected] <p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Đái tháo đường (ĐTĐ) gia tăng nhanh chóng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh ĐTĐ nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và làm giảm chất lượng cuộc sống (CLCS) ở người bệnh. <strong>Mục tiêu: </strong>(1) Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ týp 2 trước đại dịch COVID-19 tại khu vực nông thôn và thành thị, Thành phố Đà Nẵng năm 2019. (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh ĐTĐ týp 2 tại địa bàn nghiên cứu. <strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 216 bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khu vực nông thôn và 204 bệnh nhân tại khu vực thành thị, thành phố Đà Nẵng. Sử dụng bộ câu hỏi EuroQoL-5 dimension-3 level (EQ-5D-3L) và EQ-VAS để đánh giá CLCS. <strong>Kết quả: </strong>Điểm CLCS trung bình chung theo EQ-5D-3L tại tuyến y tế cơ sở (0,878±1,063). Trong đó trung bình điểm CLCS khu vực nông thôn (0,877±0,105) không có sự khác biệt với khu vực thành thị (0,878±0,107). Theo trạng thái sức khoẻ hiện tại thì CLCS theo EQ-VAS khu vực Thành thị (81,87 ±8,71) tốt hơn khu vực Nông thôn (77,25±13,61) với p&lt;0,05. Tuổi ≥ 60, nam giới, BMI ≥ 23kg/m<sup>2</sup>, thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ &gt;10 năm có liên quan đến việc giảm CLCS ở người bệnh; sử dụng Insulin để điều trị là yếu tố bảo vệ làm tăng CLCS ở người bệnh với (p&lt;0,05). <strong>Kết luận: </strong>Điểm CLCS theo EQ-5D-3L của người bệnh điều trị tại tuyến y tế cơ sở trước đại dịch COVID-19 là khá tốt và không có sự khác biệt thành thị và nông thôn; đánh giá trực quan tại thời điểm nghiên cứu mức CLCS theo EQ-VAS khu vực thành thị tốt hơn nông thôn. Các yếu tố như tuổi ≥ 60, nam giới, BMI ≥ 23 kg/m<sup>2</sup>, thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ &gt;10 năm và&nbsp; sử dụng insulin được ghi nhận là những yếu tố liên quan đặc trưng đến CLCS ở đối tượng nghiên cứu.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1168 Nghiên cứu dịch tễ học ký sinh trùng đường ruột Blastocystis tại khu vực Miền Trung, Việt Nam 2024-03-24T03:43:57+00:00 Nguyen Linh Do Ngoc [email protected] Gantois Nausicaa [email protected] Hoang Trung Thanh [email protected] Do Bong Thi [email protected] Desramaut Jeremy [email protected] Naguib Doaa [email protected] Tran Tuan Ngoc [email protected] Truong Anh Duc [email protected] Even Gaël [email protected] Certad Gabriela [email protected] Chabé Magali [email protected] Viscogliosi Eric [email protected] <p><strong>Đặt vấn đề: </strong><em>Blastocystis sp. </em>là động vật nguyên sinh đường ruột phổ biến nhất trong phân người trên toàn thế giới, tuy nhiên một số quốc gia vẫn chưa nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành của ký sinh trùng này. Trong khi một số nghiên cứu dịch tễ học đã được tiến hành ở một số nước châu Á, chẳng hạn như ở Thái Lan, thì có rất ít hoặc không có dữ liệu từ các nước láng giềng, chẳng hạn như Việt Nam. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu dịch tễ học phân tử đầu tiên thực hiện tại Việt Nam để xác định tỷ lệ lưu hành và phân bố phân nhóm (subtype - ST) của <em>Blastocystis sp. </em>và để tìm hiểu sự lây truyền của ký sinh trùng này. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Chúng tôi đã thu thập tổng cộng 310 mẫu phân từ các bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Gia đình Đà Nẵng để tìm sự hiện diện của <em>Blastocystis sp. </em>bằng xét nghiệm realtime PCR, sau đó giải trình tự gen của các phân nhóm từ các chủng phân lập. <strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ nhiễm chung của ký sinh trùng đạt 34,5% trong nhóm người Việt Nam được nghiên cứu. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc nhiễm&nbsp;&nbsp; ký sinh trùng và giới tính, tuổi tác, tình trạng triệu chứng, tiếp xúc với động vật hoặc nguồn nước uống. Trong số 107 bệnh nhân dương tính, gần một nửa bị nhiễm trùng hỗn hợp. Do đó, một số mẫu tương ứng đã được phân tích lại bằng PCR điểm cuối (endpoint PCR), sau đó giải trình tự các sản phẩm PCR. Trong tổng số 88 chủng phân lập được phân nhóm, ST3 chiếm ưu thế, tiếp theo là ST10, ST14, ST7, ST1, ST4, ST6 và ST8. Nghiên cứu&nbsp; của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên báo cáo ST8, ST10 và ST14 trong quần thể người ở Đông Nam Á. Sự chiếm ưu thế của ST3 trong nhóm người Việt Nam này, cùng với tính biến đổi di truyền trong ST thấp, phản ánh sự lây truyền lớn giữa người với người, trong khi sự lây truyền ST1 được cho là không chỉ do con người mà còn có khả năng tương quan với các nguồn động vật hoặc môi trường. Đáng chú ý, các chủng phân lập được coi là có nguồn gốc động vật (ST6-ST8, ST10 và ST14) chiếm hơn 50% các chủng phân lập được phân nhóm. <strong>Kết luận: </strong>Những phát hiện này đã cung cấp thêm kiến thức về dịch tễ học và sự lưu hành của <em>Blastocystis sp. </em>ở Đông Nam Á, và đặc biệt là ở Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh sự lưu hành khá lớn của ký sinh trùng này ở Việt Nam và nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người cao, có thể chủ yếu từ gia cầm và gia súc.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1169 Đánh giá hiệu quả giảm đau chuyển dạ sinh thường bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng Với hỗn hợp ropivacain 0,1% và fentanyl 2024-03-24T03:51:32+00:00 Nguyễn Thanh Bình [email protected] <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ sinh thường của Ropivacain 0,1% và Fentanyl 2 mcg/ml bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, truyền liên tục (CEI). <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Thử nghiệm lâm sàng ở 65 sản phụ chuyển dạ sinh thường được gây tê ngoài màng cứng tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng, thời gian từ 01/2022 đến 12/2022. <strong>Kết quả</strong>: Thời gian khởi tê trung bình là 3,03 ± 1,08 phút, điểm VAS &gt;7 trước gây tê, VAS &lt; 3 sau gây tê&nbsp; tại&nbsp; các thời điểm. Huyết áp trung bình, Sp02, nhịp tim luôn ổn định, ít gây ức chế vận động, không gây ảnh hưởng tới thai nhi Apgar &gt;7. Sự hài lòng của sản phụ cao 87,7%, ít tác dụng phụ như run lạnh, ngứa, nôn và buồn nôn dưới 10%. <strong>Kết luận: </strong>Gây tê ngoài màng cứng truyền liên tục bằng Ropivacaine 0,1% cho hiệu quả giảm đau tốt, ít tác dụng phụ, sản phụ hài lòng với thủ thuật.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1170 Kết quả bước đầu điều trị tán sỏi thận bằng ống soi mềm với hệ thống hút liên tục tại Bệnh viện đa khoa Gia đình 2024-03-24T04:00:20+00:00 Đặng Phước Đạt [email protected] Nguyễn Hoàng Sinh [email protected] <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá kết quả điều trị tán sỏi thận bằng ống mềm với hệ thống hút liên tục tại bệnh viện Đa khoa Gia Đình. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Mô tả tiến cứu 22 trường hợp tán sỏi thận bằng laser qua nội soi ngược dòng ống mềm với hệ thống hút liên tục tại khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa Gia Đình từ tháng 6/2022- 5/2023. <strong>Kết quả: </strong>22 bệnh nhân (gồm 18 nam và 4 nữ), với độ tuổi trung bình: 43,4 ± 11,1 tuổi (29-61). Kích thước sỏi trung bình là: 16,5 ± 4,1 mm. Sỏi đài bể thận và niệu quản chiếm 50% trường hợp. Mức độ ứ nước thận trên CT-Scanner trước mổ: 10 trường hợp đài bể thận ứ nước độ I (chiếm 45,5%), 5 trường hợp độ II (chiếm 22,7%), 5 trường hợp độ III (chiếm 22,7%) và 2 trường hợp (9,1%) không có ứ nước. Thời gian tán sỏi trung bình: 56,8 ± 11,9 phút (35-75). Thời gian nằm viện sau tán sỏi trung bình: 2,6 ± 1,3 ngày; có 86,4% bệnh nhân hết sỏi sau 3 tuần phẫu thuật, có 3 bệnh nhân (13,6%) còn sót sỏi được tán sỏi ngoài cơ thể bổ sung sau phẫu thuật. <strong>Kết luận: </strong>Tán sỏi thận qua nội soi ngược dòng ống mềm với hệ thống hút liên tục mang lại nhiều ưu điểm: an toàn, ít xâm lấn, thời gian tán sỏi nhanh, hồi phục nhanh, tỷ lệ sạch sỏi cao, ít biến chứng.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/993 Rối loạn chức năng vi mạch vành trong đái tháo đường sinh lý bệnh và chẩn đoán 2023-07-02T09:30:45+00:00 Nguyễn Hải Thủy [email protected] <p>Một cách tổng quát rối loạn chức năng nội mạc mạch máu gây ra bởi bệnh đái tháo đường ở các mạch máu khác nhau đã góp phần gây ra một loạt các biến chứng và tác động bất lợi lên điều hoà vi tuần hoàn . Vi tuần hoàn mạch vành được điều chỉnh chính xác thông qua một số quá trình sinh lý được kết nối với nhau nhằm mục đích đưa lưu lượng máu đến tại chổ phù hợp với nhu cầu trao đổi chất cơ tim. Sự rối loạn của mạng lưới này có thể góp phần vào hậu quả bệnh lý với các mức độ khác nhau. Cơ chế bệnh sinh của biến chứng vi mạch này rất phức tạp và chưa được biết đầy đủ, liên quan đến một số thay đổi trong đó tăng đường huyết và kháng insulin đóng vai trò trung tâm đặc biệt dẫn đến stress oxy hóa, kích hoạt viêm và thay đổi chức năng rào cản của nội mạc. Rối loạn chức năng nội mạc vi mạch vành góp phần đáng kể vào các biến cố tim như đau thắt ngực hoặc nhồi máu mà không do bệnh mạch vành tắc nghẽn, cũng như suy tim, đặc biệt là kiểu hình liên quan đến phân suất tống máu bảo tồn, ảnh hưởng lớn đến tiên lượng tim mạch. Chẩn đoán rối loạn chức năng vi mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường cần đến thăm dò xâm lấn và không xâm lấn và các nghiên cứu đang tiến hành.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/994 Cập nhật về nhiễm khuẩn bệnh viện và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện 2023-07-02T09:47:10+00:00 Trần Đình Bình [email protected] <p>Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Hậu quả mà nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra hết sức nặng nề, làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm điều trị, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (BV) tại các quốc gia châu Âu chiếm khoảng 5%, tại các nước thu nhập thấp và trung bình là 5,7% - 19,1% trên tổng số người nhập viện. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn BV từ 3,5% đến 10% số người nhập viện. Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện và tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng chuyên môn của bệnh viên, liên quan tới an toàn của người bệnh và nhân viên y tế. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải được thực hiện đồng bộ, nghiêm ngặt, không để dịch bệnh lan tràn với những kế hoạch cụ thể, quy trình hợp lý, cũng như đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/995 Vai trò của điện sinh lý trong thực hành lâm sàng 2023-07-02T14:54:33+00:00 Hồ Anh Bình [email protected] Hoàng Văn Qúy [email protected] Ngô Lê Xuân [email protected] Lê Văn Duy [email protected] Phan Anh Khoa [email protected] Trần Quốc Bảo [email protected] <p>Cùng với sư tiến bộ của các chuyên ngành chuyên sâu trong Tim mạch học, đặc biệt là trong lĩnh vực Nhịp tim học, thăm dò điện sinh lý tim bắt đầu được tiến hành trong vòng vài thập kỷ gần đây và có những bước tiến phát triển vượt bậc giúp cho việc chẩn đoán chính xác các loại rối loạn nhịp tim và tạo nên một cuộc cách mạng rong điều trị các rối loạn nhịp tim.</p> <p>Thăm dò điện sinh lý học là một thủ thuật xâm lấn thông qua tĩnh mạch và/hoặc động mạch với các điện cực (thường là bốn cực) được đặt tại các vị trí khác nhau trong tim (Hình 1 &amp; 2), với mục đích ghi lại hoạt động điện từ các vị trí cụ thể trong tâm nhĩ và tâm thất thông qua bó His, các nhánh bó và các đường phụ. Các điện cực cũng có thể được sử dụng để kích thích hoạt động điện trong tâm nhĩ hoặc tâm thất bằng cách cung cấp các xung điện. Từ đó giúp cho việc: (1) Đánh giá chức năng của từng thành phần trong hệ thống dẫn truyền, (2) Xác định được cơ chế và tìm ra chính xác vị rí của rối loạn nhịp, cũng như phân tầng nguy cơ, (3) Giúp cho việc điều trị, cụ thể là triệt đốt qua đường ống thông [6, 8]. Do đó chúng tôi tiến hành viết tổng quan về vai trò của điện sinh lý trong thực hành lâm sàng với mục đích cung cấp cho người đọc tổng quan về quy trình thăm dò điện sinh lý và nắm được các chỉ định cơ bản của thăm dò điện sinh lý trong thực hành lâm sàng.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/997 Suy tim phân suất tống máu bảo tồn: có gì mới từ ACC 2023 2023-07-02T15:07:20+00:00 Nguyễn Thị Ngọc Thời [email protected] <p>Suy tim phân suất tống máu bảo tồn hiện đang được định nghĩa là hội chứng lâm sàng với các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim như là kết quả của tăng áp lực đổ đầy thất trái, mặc dù phân suất tống máu thất trái <u>&gt;</u> 50%. Quản lý suy tim phân suất tống máu bảo tồn tập trung vào: 1. Quản lý yếu tố nguy cơ và bệnh đồng mắc bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rung nhĩ, bệnh mạch vành mạn, bệnh thận mạn và hội chứng ngưng thở khi ngủ 2. Điều trị không dùng thuốc với tập thể dục và giảm cân và thiết bị theo dõi áp lực động mạch phổi 3. Quản lý triệu chứng và điều trị nội khoa tối ưu (GDMT) với lợi tiểu, SGLT2is, mineralocorticoid antagonists (MRAs), angiotensin receptor - neprilysin inhibitors (ARNIs), and angiotensin receptor blockers (ARBs). Các thử nghiệm gần đây đã chứng minh lợi ích của điều trị y tế theo hướng dẫn và GDMT cải thiện triệu chứng và khả năng hoạt động, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến tim mạch.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/998 Cập nhật chẩn đoán và điều trị tăng áp phổi năm 2023 2023-07-02T15:20:07+00:00 Ngô Hoàng Toàn [email protected] Trần Kim Sơn [email protected] Vũ Long Tuyền [email protected] Trần Đặng Đăng Khoa [email protected] <p>Tiếp cận chẩn đoán và điều trị tăng áp phổi vẫn còn nhiều khó khăn đối với các bác sĩ lâm sàng. Những cập nhật quan trọng về hình ảnh học, đánh giá mức độ và điều trị của Hội Tim mạch Châu Âu năm 2022 và đồng thuận về đánh giá nguy cơ chu phẫu ở bệnh nhân tăng áp phổi không có phẫu thuật tim của Hội Tim mạch Hoa Kỳ giúp cho cách tiếp cận chẩn đoán có hệ thống và điều trị hiệu quả.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/1167 Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu 2024-03-24T02:43:46+00:00 Hoàng Trọng Hanh [email protected] <p>Cơn tăng glucose máu cấp là&nbsp; một&nbsp; cấp cứu chuyển hóa liên quan đến bệnh đái tháo đường mới phát hiện hoặc không được điều trị tốt, có thể dẫn đến biến chứng nặng, tử&nbsp; vong, làm tăng tỉ lệ nhập viện, và tăng chi phí điều trị. Biến chứng này bao gồm tăng áp lực thẩm thấu và/hoặc nhiễm toan ceton đái tháo đường. Can thiệp kịp thời bằng bù nước, điện giải, điều trị toan chuyển hóa, hạ glucose máu và giải quyết nguyên nhân.</p> <p>Tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu là bệnh cảnh đặc trưng bởi glucose máu tăng rất cao trên 600 mg/dl (33 mmol/L), tăng áp lực thẩm thấu huyết thanh trên 320 mOsm/kg, giảm thể tích tuần hoàn và không có nhiễm toan.</p> 2024-03-24T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology