Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal <p><strong>Giới thiệu chung</strong></p> <p>Tạp chí Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam đã được ra đời theo quyết định số 1740/GP-BTTT ngày 18 tháng 11 năm 2010, do Thứ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông Đỗ Quý Doãn ký. Tạp chí được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học- Công nghệ cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN 1859 – 4727 theo Quyết định số 18/TTKHCN – ISSN, do Cục trưởng Tạ Bá Hưng ký ngày 11/4/2012. Tạp chí đã được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình: 0- 0,5.</p> <p>Tạp chí là nơi đăng tải tất cả các thông tin, hoạt động khoa học cập nhật của chuyên ngành Nội tiết, ĐTĐ, Rối loạn chuyển hóa trong cả nước và thế giới.</p> <p>Tạp chí cũng được công bố online tất cả các số tại địa chỉ: <a href="http://vjde.vn/">http://vjde.vn/</a></p> <p> </p> vi-VN nhthuy52@gmail.com (GS.TS Nguyễn Hải Thủy- Trưởng ban) tranthuanguyen23@gmail.com (TS.BS Trần Thừa Nguyên- Thư ký) T6, 12 Th08 2022 00:00:00 +0000 OJS 3.2.1.1 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Kết quả kiểm soát glucose máu ở trẻ Đái tháo đường týp 1 tại Bệnh viện Nhi Trung Ương https://vjde.vn/journal/article/view/873 <p><strong><em>Đặt vấn đề</em></strong><em>: </em>Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 1 là bệnh lý ĐTĐ phổ biến ở trẻ em. Tần suất mắc bệnh là 4,5% trên toàn thế giới. ĐTĐ týp 1 phải được điều trị bằng liệu pháp insulin thay thế suốt đời. Nếu kiểm soát glucose máu không tốt sẽ gây ra các biến chứng như chậm phát triển thể chất, chậm dậy thì, biến chứng vi mạch (mắt, thận, thần kinh) ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. <strong><em>Mục tiêu</em></strong><em>: </em>Nhận xét kết quả kiểm soát glucose máu ở trẻ ĐTĐ týp 1 tại bệnh viện Nhi Trung ương. <strong><em>Phương pháp</em></strong><em>: </em>Nghiên cứu các ca bệnh có chẩn đoán ĐTĐ typ 1 được theo dõi tại Trung tâm Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền và Liệu pháp phân tử, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm 2019, có thời gian điều trị từ 1 năm trở lên. <strong><em>Kết quả: </em></strong>50% bệnh nhân được chẩn đoán ở độ tuổi từ 5 – 10 tuổi, tuổi chẩn đoán trung bình là 7,18 ± 3,47 tuổi. 49% bệnh nhân có mức tuân thủ tốt, 19,4% bệnh nhân có mức tuân thủ kém. Biến chứng phổ biến nhất là chậm dậy thì (7,1%). 1% bệnh nhân trong nghiên cứu có biến chứng mắt. <strong><em>Kết luận: </em></strong>Kiểm soát đường máu kém và trung bình khá thường gặp trong các bệnh nhân ĐTĐ típ 1 ở Việt Nam. Cần thiết phải tăng cường tư vấn, giáo dục sức khoẻ và triển khai các thiết bị tiêm hỗ trợ tuân thủ cũng như kiểm soát đường máu trên đối tượng trẻ em.</p> Bùi Phương Thảo, Vũ Chí Dũng, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thu Hà , Đỗ Thị Thanh Mai Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/873 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát glucose máu ở trẻ Đái tháo đường típ 1 https://vjde.vn/journal/article/view/874 <p>Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân phức tạp với đặc trưng đường máu tăng cao mạn tính do giảm bài tiết insulin hoặc giảm chức năng hoạt động của insulin hoặc cả hai. Khoảng 5 – 10% bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường týp 1, trong đó trẻ em chiếm trên 90%. Tuổi khởi phát bệnh thường ở hai thời điểm là 4 – 6 tuổi và 10 – 14 tuổi. <strong><em>Mục tiêu</em>: </strong>Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát glucose máu ở trẻ đái tháo đường týp 1. <strong><em>Phương pháp</em></strong><em>: </em>Nghiên cứu các ca bệnh có chẩn đoán ĐTĐ typ 1 được theo dõi tại Trung tâm Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền và Liệu pháp phân tử, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm 2019, có thời gian điều trị từ 1 năm trở lên. <strong><em>Kết quả: </em></strong>Các bệnh nhi có thời gian điều trị dưới 5 năm có mức kiểm soát glucose máu tốt hơn so với bệnh nhân đã điều trị từ 5 năm trở lên. Trẻ được chẩn đoán bệnh và tuổi hiện tại dưới 10 tuổi có mức độ kiểm soát bệnh tốt hơn nhóm còn lại. Nhóm bệnh nhi sử dụng bơm insulin kiểm soát glucose máu tốt nhất, còn những bệnh nhân điều trị tiêm insulin dưới da bằng phác đồ 4 mũi/ ngày kiểm soát glucose máu tốt hơn dùng phác đồ 2 mũi/ ngày. <strong><em>Kết luận</em></strong>: Điều trị đái tháo đường nói chung và đái tháo đường týp 1 ở trẻ em nói riêng gặp khá nhiều khó khăn. Cần thiết phải tăng cường tư vấn, giáo dục sức khoẻ và triển khai các thiết bị tiêm hỗ trợ tuân thủ cũng như kiểm soát đường máu trên đối tượng trẻ em.</p> Nguyễn Thu Hà , Vũ Chí Dũng, Nguyễn Thị Nga, Đỗ Thị Thanh Mai, Bùi Phương Thảo Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/874 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Nghiên cứu lo âu, căng thẳng, buồn phiền ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú trong đại dịch COVID-19 bằng thang điểm SAVE-6 và DDS-2 https://vjde.vn/journal/article/view/875 <p><strong><em>Đặt vấn đề: </em></strong>Đại dịch COVID-19 đã có những ảnh hưởng đặc biệt tới bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ típ 2), đặc biệt là những rối loạn về tâm lý. <strong><em>Mục tiêu: </em></strong>1) Khảo sát tỷ lệ lo âu, căng thẳng, buồn phiền của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trong đại dịch COVID- 19 bằng thang điểm SAVE-6 và DDS-2. 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới các trạng thái tâm lý ở bệnh nhân. <strong><em>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </em></strong>Tiến hành nghiên cứu cắt ngang ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ngoại trú đến khám tại Trung tâm Nội tiết – Đái tháo đường BV Gia Đình Đà Nẵng từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021. 108 đối tương được chọn trả lời bộ câu hỏi thiết kế phù hợp, trong đó có thang điểm SAVE-6 và DDS-2. Các đặc điểm xã hội, đặc điểm bệnh lý và những thay đổi thói quen trong đại dịch được đánh giá thông qua phỏng vấn trực tiếp và hồ sơ bệnh án. Sử dụng phân tích hồi quy logistic đa biến để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng độc lập đến tình trạng các rối loạn tâm lý ở bệnh nhân. <strong><em>Kết quả: </em></strong>Tỷ lệ người bệnh kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu là 51,9%. Trung bình điểm SAVE-6 và DDS-2 lần lượt là 8,9 ± 6,3 và 2,25 ± 1,11. Có 25,9% gặp tình trạng lo âu, căng thẳng với đại dịch theo thang điểm SAVE-6 và 63% có buồn phiền do bênh ĐTĐ theo thang điểm DDS-2. Những người trình độ học vấn thấp (p=0,021) và xảy ra hạ đường máu (p=0,034) có tỷ lệ lo âu, căng thẳng cao hơn. Trong khi đó, trình độ học vấn thấp (p=0,01); béo phì dạng nam (p=0,01) và tình trạng lo âu, căng thẳng (p&lt;0,001) làm tăng nguy cơ buồn phiền do ĐTĐ. Khi đưa vào phân tích đa biến, trình độ học vấn thấp và sự thay đổi thói quen thiếu tích cực trong đại dịch có ảnh hưởng độc lập tới tình trạng lo âu, căng thẳng do dịch virus và tình trạng buồn phiền ở bệnh nhân ĐTĐ (p &lt; 0,05). <strong><em>Kết luận: </em></strong>Tình trạng lo âu, căng thẳng do đại dịch gặp ở khoảng ¼ số người mắc ĐTĐ, trong khi tình trạng buồn phiền do ĐTĐ tăng lên đáng kể. Cần thông tin, hỗ trợ kịp thời và tạo điều kiện duy trì những thói quen tích cực để cải thiện được cảm xúc, tâm trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.</p> Lê Thanh Nhàn, Đỗ Thị Minh Phượng, Phạm Nguyễn Tuyền Linh, Huỳnh Thị Bích Hoanh, Nguyễn Đỗ Ngọc Linh, Nguyễn Văn Vy Hậu, Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Hải Thuỷ, Nguyễn Đình Toàn, Lê Văn Chi Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/875 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Nghiên cứu kết quả điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Mắt – Nội tiết tỉnh Quảng Bình năm 2020 https://vjde.vn/journal/article/view/876 <p><strong><em>Đặt vấn đề: </em></strong>Đái tháo đường týp 2 đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể dự phòng, ngăn chặn được. Kiểm soát tốt chỉ số HbA1c và glucose đường máu lúc đói sẽ hạn chế biến chứng cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Bên cạnh đó, cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực và dùng thuốc. <strong><em>Mục tiêu: </em></strong>(1) Mô tả kết quả điều trị đái tháo đường týp 2 (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị. <strong><em>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </em></strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 271 người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Mắt - Nội tiết tỉnh Quảng Bình năm 2020. Kết quả: HbA1c và glucose máu đói trung bình lần lượt là 7,22 ± 1,71% và 9,01 ± 3,82 mmol/l. Kết quả kiểm soát HbA1c tốt là 35,4% và chưa tốt là 64,6%. Kết quả kiểm soát glucose máu đói tốt là 11,8% và chưa tốt là 88,2%. Kết quả điều trị dựa vào đồng thời hàm lượng HbA1c và nồng độ glucose máu đói ở mức tốt chỉ chiếm 9,2%. Có mối liên quan giữa kết quả điều trị với thời gian phát hiện bệnh, kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị (p &lt; 0,05). <strong><em>Kết luận: </em></strong>Cần tăng cường hơn nữa việc tư vấn tuân thủ điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2.</p> Phạm Thanh Thiện Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/876 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Khảo sát tỷ lệ thiếu vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có bệnh thận mạn tính https://vjde.vn/journal/article/view/877 <p><strong>Mục tiêu</strong>: xác định tỷ lệ thiếu vitamin D ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có bệnh thận mạn đang được điều trị bảo tồn. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên được 120 bệnh nhân vào nghiên cứu là các bệnh nhân ĐTĐ type 2 có biến chứng thận mạn tính chưa điều trị thanh thế, với MLCT &lt; 60ml/p hoặc có albumin/creatinin niệu &gt; 30 mg/g được chia làm 4 nhóm dựa theo mức lọc cầu thận. <strong><em>Kết quả: </em></strong>Nồng độ vitamin D huyết thanh trung bình là 18.9 ± 9.2 (ng/ml). Tỷ lệ thiếu vitamin D ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có BTM là 62.5%. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 có CKD giai đoạn 1-2 là 46.2%, ở bệnh nhân CKD giai đoạn 3 và giai đoạn 4 lần lượt là 62% và 62.1%, còn ở bệnh nhân CKD gđ 5 thì 100% là có thiếu vitamin . Thiếu vitamin D ở mức độ nặng (&lt;12ng/ml) chiếm 25%, gặp chủ yếu ở bệnh nhân CKD giai đoạn 4 và 5. <strong><em>Kết luận: </em></strong>Nồng độ vitamin D ở bn ĐTĐ có bệnh thận mạn thấp hơn đáng kể so với khung tham chiếu ở người khỏe mạnh, tỷ lệ thiếu vitamin D huyết cũng cao, mức độ thiếu vitamin nặng gia tăng có ý nghĩa ở bn ĐTĐ có bệnh thận mạn giai đoạn 4 và 5.</p> Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Tiến Sơn, Đỗ Gia Tuyển Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/877 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Khảo sát độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy (FMD) động mạch cánh tay trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh https://vjde.vn/journal/article/view/878 <p><strong><em>Mục tiêu</em></strong><em>: </em>Khảo sát độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy (FMD) động mạch cánh tay và mối liên quan với mức độ nguy cơ tim mạch xơ vữa ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. <strong><em>Đối tượng và phương pháp: </em></strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đến khám ngoại trú và điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu được khai thác tiền sử, khám lâm sàng và làm cận lâm sàng. <strong><em>Kết quả: </em></strong>Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình 64.7 ± 7.5; nam chiếm tỷ lệ:56.9%; FMD trung bình là 7.85 ± 2.64%, thấp nhất là 2.44%, cao nhất là 12.90%, có 46.2% bệnh nhân đái tháo đường typ 2 bị giảm tỉ lệ FMD. FMD ở những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rất cao là 6.51 ± 2.04% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với FMD ở những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao là 9.08 ± 2.55% (p &lt; 0.05). Tình trạng hút thuốc lá, béo phì, rối loạn lipid, tổn thương thận làm giảm FMD có ý nghĩa thống kê với p&lt; 0.05. <strong><em>Kết luận: </em></strong>Bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh có chỉ số FMD trung bình là 7.85 ± 2.64%, thấp nhất là 2.44%, cao nhất là 12.90%. FMD ở bệnh nhân có nguy cơ tim amchj rất cao thấp hơn so với bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch: hút thuốc lá, béo phì, rối loạn lipid, tổn thương thận làm giảm FMD<strong>.</strong></p> Hoàng Thị Thanh Nga, Đỗ Trung Quân Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/878 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Khảo sát thực trạng sử dụng insulin và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai https://vjde.vn/journal/article/view/879 <p>Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn khả năng tiết Insulin&nbsp;&nbsp; liên quan đến suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin. Phần lớn bệnh ĐTĐ hay gặp là ĐTĐ týp 2. Nghiên cứu UKPDS là nghiên cứu lớn nền tảng ở bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 2 cho thấy sau khoảng từ 6-10 năm bị bệnh tế bào β đảo tụy sẽ giảm hoặc không tiết đủ&nbsp;&nbsp; Insulin <sup>1</sup>, chính vì vậy đây là thời điểm người bệnh ĐTĐ týp 2 cần Insulin để điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng các phác đồ điều trị Insulin cũng như kỹ thuật tiêm Insulin đúng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát glucose máu, nhưng thực sự lại gặp nhiều khó khăn trong thực hành lâm sàng. Bệnh viện Bạch mai là tuyến cuối thường nhận rất nhiều BN ĐTĐ týp 2&nbsp; phát hiện&nbsp; muộn hoặc&nbsp; có&nbsp; nhiều biến chứng phải điều trị bằng Insulin. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài với <strong><em>Mục tiêu: </em></strong>Khảo sát thực trạng sử dụng Insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai<em>. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong></em>nghiên cứu mô tả cắt ngang 162 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khám ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2021 đến 8/2022. <strong><em>Kết quả: </em></strong>Tuổi trung bình 63,53, nữ: 43.1%, nam 56.9% , 86.3% bệnh nhân đã có biến chứng mạch máu nhỏ, 25.5% bệnh nhân đã có biến chứng mạch máu lớn, thời gian mắc ĐTĐ týp 2 trung bình 14,8 năm, số năm dùng Insulin trung bình là 6,49 năm, phác đồ 2 mũi Insulin hỗn hợp thường được dùng nhất chiếm 43.1 %, chủ yếu là human Insulin với tỷ lệ (68,6%), bút tiêm thường được sử dụng (70%) so với bơm tiêm, liều Insulin trung bình 0,674 đơn vị/kg dao động từ 0,08 đến 1,67 đơn vị/kg. Tỷ lệ BN kiểm soát được glucose máu với HbA1C≤ 7 % là 23.5%, trong đó ở nhóm BN tiêm sai Insulin có tỷ lệ HbA1C ≤ 7% là 14%, với 65% có cơn hạ glucose máu, các lỗi sai thường gặp chủ yếu ở kỹ thuật tiêm và thời gian ăn sau tiêm chưa đúng; ở nhóm tiêm đúng tỷ lệ BN có HbA1C ≤ 7% cao hơn là 35%, và tỷ lệ hạ glucose máu thấp hơn là 39%. <strong><em>Kết luận: </em></strong>Trong nghiên cứu của chúng tôi phác đồ tiêm 2 mũi Insulin hay được sử dụng, Insulin human cũng là loại Insulin được kê nhiều nhất có lẽ do đặc thù vì là thuốc trong bảo hiểm y tế là chính ở các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương. Mặt khác do khó thuyết phục người bệnh sử dụng phác đồ nhiều mũi tiêm cho các BN ngoại trú. Tỷ lệ kiểm soát glucose máu đạt mục tiêu ≤ 7% còn thấp, tỷ lệ hạ glucose máu cao đặc biệt ở nhóm tiêm Insulin sai. Kỹ thuật tiêm Insulin và thời gian ăn sau tiêm sai là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạ glucose máu.</p> Thái Thục Hạnh , Nguyễn Khoa Diệu Vân Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/879 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Khảo sát thực trạng kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao https://vjde.vn/journal/article/view/880 <p>Kháng insulin, tăng glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 kết hợp với các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì làm tăng 2 đến 4 lần nguy cơ biến chứng tim mạch và tử vong do tim mạch cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 so với người không bị ĐTĐ. Điều trị sớm và đạt mục tiêu đường máu là yếu tố quan trọng giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Hiện nay, việc cá thể hóa kiểm soát đường máu trên nhóm đối tượng đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao chưa được quan tâm toàn diện. <strong><em>Mục tiêu</em></strong><em>: </em>Khảo sát thực trạng kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao. <strong><em>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</em></strong><em>: </em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao đến khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2021 đến 8/2022. <strong><em>Kết quả: </em></strong>Tuổi trung bình 55.9 tuổi; 60% thuộc giới nữ. 60% bệnh nhân đi kèm ít nhất từ 2 yếu tố nguy cơ tim mạch cao. Metformin và ức chế DPP4 là 2 nhóm thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng nhiều nhất. Phác đồ kết hợp 3 nhóm thuốc kiểm soát đường máu được ưa chuộng nhất với tỷ lệ 34.5%. Tỷ lệ đạt mục tiêu HbA1c &lt; 7% là 50.8%, HbA1c trung bình là</p> <p>7.21 ± 1.13%, glucose máu lúc đói trung bình 7.34 ± 1.49 mmol/L. 24.7% bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát cả 3 yếu tố HbA1c huyết áp tâm thu và LDL-C. <strong>Kết luận</strong>: Đa phần các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao chưa kiểm soát glucose máu tốt do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó việc tuân thủ điều trị còn hạn chế đóng vai trò chủ đạo. Phác đồ điều trị cần được đơn giản hóa và tối ưu theo nguyên tắc cá thể hóa điều trị.</p> Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Khoa Diệu Vân Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/880 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Sàng lọc Sarcopenia ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi bằng bộ công cụ SARC-F và SARC-CALF https://vjde.vn/journal/article/view/881 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Xác định tỷ lệ sarcopenia bằng bộ công cụ SARC-F và SARC-CalF và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi. <strong><em>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </em></strong>nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 139 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tuổi ≥ 60 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng được sàng lọc sarcopenia bằng bộ câu hỏi SARC-F và SARC-CalF, đo khối lượng cơ xương bằng phân tích trở kháng điện sinh học trên máy BIA Inbody 770 và được chẩn đoán xác định Sarcopenia theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Sarcopenia Châu Á– AWGS. <strong><em>Kết quả: </em></strong>Tuổi trung bình là 71,6 ± 6,7 (tuổi). Tỷ lệ sarcopenia chẩn đoán bằng bộ công cụ SARC-F, SARC- CalF và chẩn đoán theo tiêu chuẩn vàng của AWGS lần lượt là 34,5%, 41,7% và 35,3%. Tỷ lệ sarcopenia cao hơn ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường có tuổi cao, chỉ số khối cơ thể thấp. <strong><em>Kết luận: </em></strong>Cứ 3 bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có ít nhất 1 người được chẩn đoán sarcopenia. Cần phải tầm soát sớm sarcopenia ở đối tượng này, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tuổi cao, chỉ số khối cơ thể thấp. Bộ công cụ SARC-F và SARC-CalF là phương pháp đơn giản và dễ áp dụng để tầm soát sớm sarcopenia.</p> Đỗ Thị Thoa, Nguyễn Ngọc Tâm, Nguyễn Trung Anh, Vũ Thị Thanh Huyền Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/881 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Ung thư tuyến giáp ở bệnh nhân Basedow có nhân điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương https://vjde.vn/journal/article/view/882 <p>Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu trên 192 hồ sơ bệnh án trên đối tượng bệnh nhân Basedow có nhân điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương với mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ ung thư tuyến giáp và mô tả các đặc điểm của ung thư tuyến giáp ở những bệnh nhân này. <strong><em>Kết quả</em></strong><em>: </em>45,8% bệnh nhân có ung thư tuyến giáp, trong đó 98,9% ung thư tuyến giáp thể nhú, 70,6% ung thư ở giai đoạn 1. Tuổi trung bình của các đối tượng có ung thư tuyến giáp là 43,9±12,1. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp cao nhất ở nhóm 45-59 tuổi với 56,4% và tiếp theo là ở nhóm 20-44 tuổi với 45,6%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ung thư theo giới tính, tình trạng sờ thấy nhân giáp trên lâm sàng và số lượng nhân giáp trên hình ảnh siêu âm. Các đặc điểm về kích thước nhân giáp &lt;2cm, thành phần nhân dạng đặc, độ hồi âm tuyến giáp giảm âm, bờ nhân không đều, khó xác định và lan ra ngoài tuyến và có hình ảnh vi vôi hóa có tỷ lệ ung thư tuyến giáp cao hơn so với những đối tượng không có những đặc điểm này. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p&lt;0,05. <strong><em>Kết luận: </em></strong>Ung thư tuyến giáp là phổ biến ở bệnh nhân Basedow có nhân điều trị phẫu thuật. Cần sàng lọc tầm soát sớm ung thư tuyến giáp ở những người bệnh này.</p> Trần Thị Ngọc Điệp, Đỗ Trung Quân Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/882 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Xu hướng mới trong điều trị cường chức năng tuyến giáp- bệnh Graves https://vjde.vn/journal/article/view/871 <p>Bệnh Graves (GD) là một rối loạn tự miễn dịch rất phổ biến của tuyến giáp, trong đó các kháng thể kích thích liên kết với thụ thể thyrotropin và kích hoạt chức năng của tuyến, dẫn đến cường giáp. Rõ ràng là có nhiều yếu tố góp phần vào nguyên nhân của GD, bao gồm cả yếu tố di truyền của vật chủ cũng như yếu tố môi trường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng GD là một bệnh tiến triển chậm liên quan đến việc kích hoạt và tuyển dụng các tế bào T và B đặc hiệu với thụ thể thyrotropin. Sự kích hoạt này cuối cùng dẫn đến việc sản xuất các kháng thể kích thích có thể gây ra chứng cường giáp.<br>Liệu pháp miễn dịch của GD gần đây đã chứng minh hiệu quả lâm sàng trong các nghiên cứu sơ bộ. Chúng bao gồm ATX-GD-59, một liệu pháp miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên giúp khôi phục khả năng dung nạp miễn dịch đối với thụ thể thyrotropin; iscalimab, một kháng thể đơn dòng kháng CD40 ngăn chặn con đường kích thích tốn kém CD40-CD154 trong tương tác tế bào B-T; và K1-70, một kháng thể đơn dòng ngăn chặn thụ thể thyrotropin, chất ức chế yếu tố kích hoạt tế bào B (BAFF) và phối tử cảm ứng tăng sinh A (APRIL),<br>Đánh giá này cung cấp một bản tóm tắt toàn diện về những tiến bộ gần đây và các giai đoạn phát triển khác nhau của các phương pháp trị liệu mới để điều trị bệnh cường giáp của Graves.</p> Thái Hồng Quang Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/871 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000 Yếu tố di truyền của mối liên quan giữa vitamin D và béo phì https://vjde.vn/journal/article/view/872 <p>Thiếu vitamin D có liên quan đến nhiều bệnh mạn tính, bao gồm béo phì và các bệnh chuyển hóa như kháng insulin, tăng lipid máu, bệnh gan và tăng huyết áp, cả ở trẻ em và người trưởng thành. Tuy nhiên, bản chất của mối liên quan giữa tình trạng thiếu vitamin D với béo phì vẫn chưa rõ ràng. Thực tế này đã thúc đẩy cộng đồng khoa học tiến hành các phân tích mối liên kết di truyền của các gen liên quan đến 25- hydroxyvitamin D [25(OH)D] với các đặc điểm của béo phì. Sự biến đổi trong gen thụ thể vitamin D (VDR) đại diện cho phần lớn các phát hiện. Cụ thể, đa hình trong gen VDR có liên quan đến béo phì trong một số nghiên cứu nhưng không phải tất cả. Do đó, kết quả liên quan đến vấn đề này vẫn chưa thể kết luận. Các gen khác ngoài VDR cũng đã được nghiên cứu liên quan đến béo phì. Tuy nhiên, một lần nữa, các phát hiện không nhất quán. Nói chung, các kết quả chỉ ra rằng gen <strong>DBP/GC </strong>có thể là một liên kết protein quan trọng giữa béo phì và tình trạng vitamin D.</p> Nguyễn Trọng Nghĩa Bản quyền (c) 2023 Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology https://vjde.vn/journal/article/view/872 T3, 07 Th03 2023 00:00:00 +0000