Bắt đầu điều trị glucose máu ở bệnh nhân người lớn đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán theo khuyến cáo cập nhật của ADA – 2019

Từ khóa

Diabetes mellitus
Glycated hemoglobin
body mass index
medical nutrition therapy
cardiovascular disease
glycemic control Đái tháo đường
HbA1c
chỉ số khối cơ thể
điều trị bằng dinh dưỡng y học
bệnh tim mạch
kiểm soát glucose

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. H. (2021). Bắt đầu điều trị glucose máu ở bệnh nhân người lớn đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán theo khuyến cáo cập nhật của ADA – 2019. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (45), 98-104. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.45.14

Tóm tắt

Điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (BN ĐTĐT2) bao gồm giáo dục, đánh giá biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn, cố gắng đạt được glucose máu bình thường hoặc gần bình thường, giảm thiểu tối đa và duy trì trong thời gian dài các yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch, tránh dùng các thuốc có thể gây trầm trọng những khiếm khuyết đã có của chuyển hóa insulin hoặc lipid. Tất các các biện pháp điều trị cần được cá thể hóa dựa trên tuổi bệnh nhân, tuổi thọ dự tính và bệnh kết hợp. Mặc dù đã có những thành tựu đạt được dựa trên các nghiên cứu tích cực như thay đổi mức độ hấp thu dạ dày bằng cách can thiệp phẫu thuật cũng như sử dụng insulin tích cực giúp ĐTĐ được ổn định hơn song đa số BN tuổi trưởng thành vẫn cần được điều chỉnh thường xuyên dựa vào mục tiêu đạt được của glucose máu. Các biện pháp điều trị nhằm giảm nồng độ glucose dựa vào sự gia tăng hiệu lực của insulin (ví dụ thông qua việc sử dụng insulin hoặc các tác nhân kích thích tiết insulin), cải thiện tính nhạy cảm của insulin, kéo dài thời gian phóng thích và hấp thu glucose từ ống tiêu hóa, gia tăng bài xuất glucose qua đường niệu hoặc phối hợp các tác dụng trên để đạt được mục tiêu.

Biện pháp kiểm soát glucose ở  BN ĐTĐT2 mới chẩn đoán sẽ được trình bày trong bài tổng quan sau. Hơn thế nữa bài viết còn đề cập đến biện pháp điều trị tăng glucose bền bỉ (khó kiểm soát) và một số nội dung khác như theo dõi và xác định các biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn cũng được bàn luận riêng rẽ.

https://doi.org/10.47122/vjde.2020.45.14