Quản lý bệnh nhân đái tháo đường trong đại dịch Covid-19

Từ khóa

Đái tháo đường
COVID-19
SARS-CoV-2
kiểm soát đường máu
hậu quả diabetes mellitus
COVID-19
SARS-CoV-2
glycemic control
outcomes

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, H. T. (2022). Quản lý bệnh nhân đái tháo đường trong đại dịch Covid-19. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (50), 128-146. https://doi.org/10.47122/vjde.2021.50.17

Tóm tắt

Bệnh Coronavirus-19 (Coronavirus Disease 2019: COVID-19 ) do Coronavirus 2 gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng (Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2: SARS-CoV-2 ) đã và đang gây nguy hại đến tính mạng của hàng trăm triệu bệnh trên toàn thế giới. Theo số liệu của Tổ Chức Y tế Thế Giới ( WHO) tính đến đến ngày 16/11/2021 có trên 252 triệu người nhiểm COVID-19 trong đó số đó có trên 5 triệu người đã tử vong ( bảng 1).

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm hiện nay nhất là những đối tượng có bệnh nền trong đó phải kể đến bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Thật vậy MicroRNA là một chất liên quan đến điều hòa biểu hiện gen, đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng viêm và miễn dịch. Micro RNA có thể ức chế có hiệu quả sự sao chép của SARS-CoV-2 bằng cách nhắm mục tiêu trực tiếp vào protein S. Nghiên cứu từ Đại học Nam Kinh ở Trung Quốc (17/8/2021) đã xác định được 4 microRNA đang lưu hành (miR- 7-5p, miR-24-3p, miR-145-5p và miR-223- 3p). Qua nghiên cứu này đã ghi nhận hàm lượng cao miRRNA ở những người khỏe mạnh, đặc biệt trên đối tượng tập thể dục liên tục có thể tăng cường miễn dịch miRNA chống lại SARS-CoV-2. Trong khi đó nồng độ miRRNA thấp hơn nhiều gặp ở người lớn tuổi và bệnh nhân đái tháo đường. Qua đó các nhà khoa học cũng đã xác định nồng độ thấp microRNA (miRNA) ở người lớn tuổi và những người mắc bệnh ĐTĐ đã làm tăng nguy cơ nhiễm và tiến triễn nặng khi bị nhiểm COVID-19.

https://doi.org/10.47122/vjde.2021.50.17