Khởi trị insulin ở người bệnh đái tháo đường típ 2: mô tả các quan điểm và xác định các rào cản trong số các bác sĩ tại Việt Nam

Từ khóa

diabetes
insulin barriers đái tháo đường
rào cản dùng insulin

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Võ, T. K., & Nguyễn, T. K. (2022). Khởi trị insulin ở người bệnh đái tháo đường típ 2: mô tả các quan điểm và xác định các rào cản trong số các bác sĩ tại Việt Nam. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (50), 234-240. https://doi.org/10.47122/vjde.2021.50.29

Tóm tắt

Dẫn nhập: Đái tháo đường típ 2 là bệnh lý diễn tiến theo thời gian. Hầu hết người bệnh đều cần insulin - một trong các trị liệu hiệu quả nhất để đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, có sự do dự trong việc khởi trị insulin ở các bác sĩ tại Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu chúng tôi nhằm mô tả quan điểm của bác sĩ về khởi trị insulin ở đái tháo đường típ 2, đồng thời xác định các rào cản tiềm ẩn. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang năm 2016. Đối tượng nghiên cứu là các bác sĩ tham gia khóa huấn luyện VDCP (Vietnam Diabetes Care Program) tại đồng bằng sông Mê-kông - một dự án hợp tác đào tạo giữa Bộ Y tế Việt Nam và công ty Novo Nordisk. Dựa vào y văn và kinh nghiệm lâm sàng, bộ câu hỏi khảo sát bao gồm (i) kiến thức của bác sĩ; (ii) quan điểm và mối quan tâm của bác sĩ; và (iii) các yếu tố về hệ thống y tế liên quan đến việc khởi trị insulin. Kết quả: Nghiên cứu đã đưa ra một đánh giá tổng quan về lý do trì hoãn khởi trị insulin cùng với xác định các rào cản chính trong số các bác sĩ tham gia (n=132, tuổi trung bình 40, 46% nam; 70.1% chuyên khoa Nội tổng quát). 48% các bác sĩ cho rằng có sự do dự khi khởi trị insulin trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên có sự tích cực liên quan kiến thức về tiêu chuẩn khởi trị insulin với 95% đồng ý mức HbA1c từ 7% trở lên và 78% đồng ý thời gian mắc đái tháo đường dưới 7 năm. Rào cản chính yếu đó là bác sĩ có ít cơ hội tham dự các khóa tập huấn về sử dụng insulin (68%), trong khi đó thiếu giáo dục người bệnh về insulin (96.9%) và thiếu các nhóm chuyên trách đái tháo đường trong hệ thống y tế (82.7%) cũng góp phần lớn trong trì hoãn khởi trị insulin ở đái tháo đường típ 2. Kết luận: Có sự khác biệt giữa kiến thức về tiêu chuẩn khởi trị insulin và sự trì hoãn khởi trị insulin cho đái tháo đường típ 2 của các bác sĩ. Cần tổ chức các chương trình đào tạo liên tục về sử dụng insulin đồng thời xây dựng các nhóm chăm sóc đái tháo đường có thể giúp các bác sĩ khởi trị insulin một cách thuận lợi cho người bệnh đái tháo đường típ 2.

https://doi.org/10.47122/vjde.2021.50.29