Khảo sát thể tích tồn lưu bàng quang trên bệnh nhân nữ đái tháo đường týp 2

Từ khóa

Rối loạn chức năng bàng quang, Bệnh lý bàng quang đái tháo đường, Thể tích tồn lưu bàng quang. bladder dysfunction, diabetic cystopathy, bladder post-void residual volume (PVR)

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Hoàng, T. B. N., & Nguyễn, H. T. (2020). Khảo sát thể tích tồn lưu bàng quang trên bệnh nhân nữ đái tháo đường týp 2. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (38), 30-37. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.38.5

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng đường tiết niệu dưới ở bệnh nhân đái tháo đường là rối loạn phổ biến, lâu dài và tốn kém. Tỷ lệ mắc bệnh lý bàng quang đái tháo đường được ước tính từ 43-87% bệnh nhânđái tháo đường týp 1 và 25% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 [10].Siêu âm là phương pháp dễ sử dụng, nhanh chóng, an toàn, không xâm nhập, không đau, dễ chịu và có giá trị trong đánh giá thể tích tồn lưu bàng quang[9]. Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệcó tồn lưu bàng quang ở bệnh nhân nữ đái tháo đường bằng siêu âm. (2)Đánh giá mối liên quan giữa thể tích tồn lưu bàng quang với một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng bệnh bàng quang đái tháo đường. Xác địnhgiá trị dự báo của yếu tố nguy cơvề sự bất thường của thể tíchtồn lưu bàng quang.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 84 bệnh nhân nữ đái tháo đườngnội trú và ngoại trú Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 8/2017 đến 8/2019, nhóm quy chiếu gồm 84 đối tượng nữ cùng độ tuổi không mắc đái tháo đường. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp cắt ngang mô tả, bệnh nhân được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói, HbA1c, siêu âm đo thể tích tồn lưu bàng quang. Kết quả: 67 bệnh nhân (79,80%) có bất thường tồn lưu bàng quang, 63 bệnh nhân (75%) có triệu chứng lâm sàng bệnh bàng quang đái tháo đường. Thể tích tồn lưu bàng quang liên quan với nồng độ HbA1c, Glucose máu, triệu chứng lâm sàng bệnh lý bàng quang, hạ huyết áp tư thế, bệnh lý thần kinh ngoại biên trong đó nồng độ HbA1c có khả năng phân tích rất tốt trong chẩn đoán có tồn lưu bàng quang, tại điểm cắt HbA1c là 9,1% (AUC 0,811, Se 65,67%, Sp 94,12% vàp < 0,001). Kết luận: Rối loạn chức năng bàng quangchiếm tỷ lệ khá cao ở bệnh nhân nữ đái tháo đường kiểm soát đường máu kém.
https://doi.org/10.47122/vjde.2020.38.5