Kết quả khảo sát một số chỉ số áp lực gan bàn chân ở người Việt Nam trưởng thành

Từ khóa

Áp lực gan bàn chân Plantar pressure

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phạm, T. H., Phạm, T. P., Nguyễn, T. P. N., & Đỗ, Đình T. (2021). Kết quả khảo sát một số chỉ số áp lực gan bàn chân ở người Việt Nam trưởng thành. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (41), 31-35. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.41.4

Tóm tắt

Đo áp lực gan bàn chân sẽ đưa ra các thông tin hữu ích trong chẩn đoán các bệnh lý bàn chân giúp phòng ngừa các thương tích. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số chỉ số áp lực gan bàn chân ở người Việt Nam trưởng thành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 40 người Việt Nam sức khỏe bình thường trên 18 tuổi được lựa chọn vào nghiên cứu (14 nam chiếm 35%; 26 nữ chiếm 65%; có tuổi trung bình 41,5 ± 10,1). Sử dụng máy đo áp lực gan bàn chân EMED A50. Kết quả nghiên cứu: 40 đối tượng tham gia nghiên cứu có BMI 21,1 ± 2,16. Ghi nhận: Ở bàn chân phải: Áp lực đỉnh ở toàn bộ bàn chân: 334,06± 104,83 kpa; cao nhất là vùng ngón cái: 270,33 ± 133,57 kpa và thấp nhất vùng ngón 345: 85,19 ± 49,09 kpa. Lực tối đa toàn bộ bàn chân: 520,42 ± 77,27 kpa cao nhất vùng gót chân 291,91 ± 63,71(N) thấp nhất vùng ngón 2: 21,7 ± 9,05 (N). Ở bàn chân trái: Áp lực đỉnh toàn bộ bàn chân: 316,43 ± 282,14 kpa; cao nhất vùng ngón cai: 237,29 ± 139,22 kpa; thấp nhất vùng ngón 345: 96,73 ± 50,14 kpa. Lực tối đa toàn bộ bàn chân: 528,98 ± 66,56 (N); cao nhất vùng gót chân 287,19 ± 59,04(N) thấp nhất vùng ngón 2: 20,93 ± 8.79 (N). Kết luận: Áp lực gan bàn chân ở người bình thường phân bố khác nhau ở các vị trí khác nhau trên cùng 1 bàn chân, nhưng không có sự khác nhau giữa 2 bên bàn chân trái và bàn chân phải.

https://doi.org/10.47122/vjde.2020.41.4