Khảo sát thực trạng sử dụng insulin và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai

Từ khóa

Type 2 diabete mellius
Insulin Insulin
Đái tháo đường týp 2

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Thái, T. H. ., & Nguyễn K. D. V. (2023). Khảo sát thực trạng sử dụng insulin và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (55). https://doi.org/10.47122/VJDE.2022.55.9

Tóm tắt

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn khả năng tiết Insulin   liên quan đến suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin. Phần lớn bệnh ĐTĐ hay gặp là ĐTĐ týp 2. Nghiên cứu UKPDS là nghiên cứu lớn nền tảng ở bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 2 cho thấy sau khoảng từ 6-10 năm bị bệnh tế bào β đảo tụy sẽ giảm hoặc không tiết đủ   Insulin 1, chính vì vậy đây là thời điểm người bệnh ĐTĐ týp 2 cần Insulin để điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng các phác đồ điều trị Insulin cũng như kỹ thuật tiêm Insulin đúng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát glucose máu, nhưng thực sự lại gặp nhiều khó khăn trong thực hành lâm sàng. Bệnh viện Bạch mai là tuyến cuối thường nhận rất nhiều BN ĐTĐ týp 2  phát hiện  muộn hoặc  có  nhiều biến chứng phải điều trị bằng Insulin. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài với Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng Insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 162 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khám ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2021 đến 8/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 63,53, nữ: 43.1%, nam 56.9% , 86.3% bệnh nhân đã có biến chứng mạch máu nhỏ, 25.5% bệnh nhân đã có biến chứng mạch máu lớn, thời gian mắc ĐTĐ týp 2 trung bình 14,8 năm, số năm dùng Insulin trung bình là 6,49 năm, phác đồ 2 mũi Insulin hỗn hợp thường được dùng nhất chiếm 43.1 %, chủ yếu là human Insulin với tỷ lệ (68,6%), bút tiêm thường được sử dụng (70%) so với bơm tiêm, liều Insulin trung bình 0,674 đơn vị/kg dao động từ 0,08 đến 1,67 đơn vị/kg. Tỷ lệ BN kiểm soát được glucose máu với HbA1C≤ 7 % là 23.5%, trong đó ở nhóm BN tiêm sai Insulin có tỷ lệ HbA1C ≤ 7% là 14%, với 65% có cơn hạ glucose máu, các lỗi sai thường gặp chủ yếu ở kỹ thuật tiêm và thời gian ăn sau tiêm chưa đúng; ở nhóm tiêm đúng tỷ lệ BN có HbA1C ≤ 7% cao hơn là 35%, và tỷ lệ hạ glucose máu thấp hơn là 39%. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi phác đồ tiêm 2 mũi Insulin hay được sử dụng, Insulin human cũng là loại Insulin được kê nhiều nhất có lẽ do đặc thù vì là thuốc trong bảo hiểm y tế là chính ở các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương. Mặt khác do khó thuyết phục người bệnh sử dụng phác đồ nhiều mũi tiêm cho các BN ngoại trú. Tỷ lệ kiểm soát glucose máu đạt mục tiêu ≤ 7% còn thấp, tỷ lệ hạ glucose máu cao đặc biệt ở nhóm tiêm Insulin sai. Kỹ thuật tiêm Insulin và thời gian ăn sau tiêm sai là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạ glucose máu.

https://doi.org/10.47122/VJDE.2022.55.9