Khảo sát đề kháng insulin ở nam giới tăng huyết áp không mắc đái tháo đường
PDF

Từ khóa

Insulin resistance
HOMA-IR
QUICKI
TyG
hypertension Đề kháng insulin
HOMA-IR
QUICKI
TyG
Tăng huyết áp

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Huỳnh, C. M. (2024). Khảo sát đề kháng insulin ở nam giới tăng huyết áp không mắc đái tháo đường. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (62), 88-97. https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.62.10

Tóm tắt

Mở đầu: Tăng huyết áp là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do các bệnh lý về tim mạch trong đó do THA là khá cao. Đề kháng insulin có liên quan và làm tăng huyết áp, phát hiện sớm tình trạng đề kháng insulin ở đối tượng THA là rất cần thiết từ đó có thể làm chậm sự hình thành và tiến triển của nhiều bệnh lý. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân nam giới tăng huyết áp và xác định mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: 83 bệnh nhân nam giới tăng huyết áp không mắc đái tháo đường, tuổi trung bình 61,6 ± 8,54. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để đánh giá tình trạng đề kháng insulin và xác định mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ. Đề kháng insulin được đánh giá bằng chỉ số HOMA-IR, QUICKI, TyG. Kết quả: Tỷ lệ kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR là 41,0%; chỉ số QUICKI là 39,8% và chỉ số TyG là 59,0%. Có mối liên quan giữa béo phì dạng nam, thừa cân béo phì, glucose máu, rối loạn lipid máu với tình trạng kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR, QUICKI và TyG (p < 0,01); Có mối tương quan thuận giữa chỉ số HOMA-IR,  TyG với vòng bụng, BMI, triglyceride và tương quan nghịch giữa QUICKI với glucose máu, cholesterol, triglyceride (p < 0,05). Kết luận: Bệnh nhân nam giới THA không mắc đái tháo đường có đề kháng insulin với tỷ lệ đáng lưu ý. Khi bệnh nhân THA nam giới có các yếu tố nguy cơ như béo phì, béo bụng, rối loạn đường huyết đói, rối loạn lipid máu thì nên được tầm soát đánh giá đề kháng insulin nhằm có biện pháp phòng ngừa.

https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.62.10
PDF