Nghiên cứu dịch tễ học ký sinh trùng đường ruột Blastocystis tại khu vực Miền Trung, Việt Nam
PDF

Từ khóa

Blastocystis sp.
động vật nguyên sinh đường ruột
Đông Nam Á
Việt Nam
dịch tễ học phân tử
quá trình lây truyền
bệnh lây từ động vật sang người Blastocystis sp.
intestinal protozoa
Southeast Asia
Vietnam
molecular epidemiology
transmission
zoonosis

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyen, L. D. N., Gantois, N., Hoang, T. T., Do, B. T., Desramaut, J., Naguib, D., Tran, T. N., Truong, A. D., Even, G., Certad, G., Chabé, M. ., & Viscogliosi, E. (2024). Nghiên cứu dịch tễ học ký sinh trùng đường ruột Blastocystis tại khu vực Miền Trung, Việt Nam. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (62), 147-156. https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.62.17

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Blastocystis sp. là động vật nguyên sinh đường ruột phổ biến nhất trong phân người trên toàn thế giới, tuy nhiên một số quốc gia vẫn chưa nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành của ký sinh trùng này. Trong khi một số nghiên cứu dịch tễ học đã được tiến hành ở một số nước châu Á, chẳng hạn như ở Thái Lan, thì có rất ít hoặc không có dữ liệu từ các nước láng giềng, chẳng hạn như Việt Nam. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu dịch tễ học phân tử đầu tiên thực hiện tại Việt Nam để xác định tỷ lệ lưu hành và phân bố phân nhóm (subtype - ST) của Blastocystis sp. và để tìm hiểu sự lây truyền của ký sinh trùng này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đã thu thập tổng cộng 310 mẫu phân từ các bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Gia đình Đà Nẵng để tìm sự hiện diện của Blastocystis sp. bằng xét nghiệm realtime PCR, sau đó giải trình tự gen của các phân nhóm từ các chủng phân lập. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm chung của ký sinh trùng đạt 34,5% trong nhóm người Việt Nam được nghiên cứu. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc nhiễm   ký sinh trùng và giới tính, tuổi tác, tình trạng triệu chứng, tiếp xúc với động vật hoặc nguồn nước uống. Trong số 107 bệnh nhân dương tính, gần một nửa bị nhiễm trùng hỗn hợp. Do đó, một số mẫu tương ứng đã được phân tích lại bằng PCR điểm cuối (endpoint PCR), sau đó giải trình tự các sản phẩm PCR. Trong tổng số 88 chủng phân lập được phân nhóm, ST3 chiếm ưu thế, tiếp theo là ST10, ST14, ST7, ST1, ST4, ST6 và ST8. Nghiên cứu  của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên báo cáo ST8, ST10 và ST14 trong quần thể người ở Đông Nam Á. Sự chiếm ưu thế của ST3 trong nhóm người Việt Nam này, cùng với tính biến đổi di truyền trong ST thấp, phản ánh sự lây truyền lớn giữa người với người, trong khi sự lây truyền ST1 được cho là không chỉ do con người mà còn có khả năng tương quan với các nguồn động vật hoặc môi trường. Đáng chú ý, các chủng phân lập được coi là có nguồn gốc động vật (ST6-ST8, ST10 và ST14) chiếm hơn 50% các chủng phân lập được phân nhóm. Kết luận: Những phát hiện này đã cung cấp thêm kiến thức về dịch tễ học và sự lưu hành của Blastocystis sp. ở Đông Nam Á, và đặc biệt là ở Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh sự lưu hành khá lớn của ký sinh trùng này ở Việt Nam và nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người cao, có thể chủ yếu từ gia cầm và gia súc.

https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.62.17
PDF