Khảo sát thực trạng kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao

Từ khóa

đái tháo đường typ 2
yếu tố nguy cơ tim mạch
Bệnh viện Bạch Mai type 2 diabetes
cardiovascular risk factors
Bach Mai Hospital

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn T. T. C., & Nguyễn K. D. V. (2023). Khảo sát thực trạng kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (55), 79-85. https://doi.org/10.47122/VJDE.2022.55.10

Tóm tắt

Kháng insulin, tăng glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 kết hợp với các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì làm tăng 2 đến 4 lần nguy cơ biến chứng tim mạch và tử vong do tim mạch cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 so với người không bị ĐTĐ. Điều trị sớm và đạt mục tiêu đường máu là yếu tố quan trọng giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Hiện nay, việc cá thể hóa kiểm soát đường máu trên nhóm đối tượng đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao chưa được quan tâm toàn diện. Mục tiêu: Khảo sát thực trạng kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao đến khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2021 đến 8/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 55.9 tuổi; 60% thuộc giới nữ. 60% bệnh nhân đi kèm ít nhất từ 2 yếu tố nguy cơ tim mạch cao. Metformin và ức chế DPP4 là 2 nhóm thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng nhiều nhất. Phác đồ kết hợp 3 nhóm thuốc kiểm soát đường máu được ưa chuộng nhất với tỷ lệ 34.5%. Tỷ lệ đạt mục tiêu HbA1c < 7% là 50.8%, HbA1c trung bình là

7.21 ± 1.13%, glucose máu lúc đói trung bình 7.34 ± 1.49 mmol/L. 24.7% bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát cả 3 yếu tố HbA1c huyết áp tâm thu và LDL-C. Kết luận: Đa phần các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nguy cơ tim mạch cao chưa kiểm soát glucose máu tốt do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó việc tuân thủ điều trị còn hạn chế đóng vai trò chủ đạo. Phác đồ điều trị cần được đơn giản hóa và tối ưu theo nguyên tắc cá thể hóa điều trị.

https://doi.org/10.47122/VJDE.2022.55.10