Tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang 2022
pdf

Từ khóa

malnutrition
Subjective global assessment of nutritional status (SGA) suy dinh dưỡng
phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan (SGA).

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phạm, Y. N. (2023). Tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang 2022. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (60), 47-52. https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.60.6

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới tình trạng bệnh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tái nhập khoa hồi sức tích cực, làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, sàng lọc dinh dưỡng, đánh giá dinh dưỡng, cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh nói chung và người bệnh nặng, nguy kịch tại các khoa hồi sức tích cực nói riêng là rất quan trọng. Rối loạn chức năng ruột, tăng tiêu hao năng lượng, tăng chuyển hoá dẫn tới tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở người bệnh. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh tại các khoa hồi sức tích cực giúp cho việc đánh giá diễn biến điều trị, tiên lượng bệnh, đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng kịp thời, tránh để người bệnh bị suy dinh dưỡng quá nặng. Mục tiêu: (1) Xác định tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. (2) Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: 150 trường hợp được chọn. Giới tính: nữ/nam: 62,7%/37,3%. Tuổi trung bình: 57,2 ± 15,2. Số bệnh đồng mắc trung bình: 3,3. Tỉ lệ thở máy: 60,7%. Tỉ lệ tử vong: 67,1%. Tỉ lệ bệnh nhân nhẹ cân theo BMI là 20%. Tỉ lệ bệnh nhân có thiếu máu là 60%. Tỉ lệ bệnh nhân có giảm Albumin là 72%. Tỉ lệ bệnh nhân có suy dinh dưỡng theo SGA là 63%, trong đó mức độ nhẹ là 42%, nặng 21%. Tỉ lệ của nam giới suy dinh dưỡng theo SGA là 57%, thấp hơn ở nữ giới 67%, p=0,7. Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo SGA ở bệnh nhân >60 tuổi là 71% cao hơn nhóm <60 tuổi 45%, p=0,23. Tỉ lệ bệnh nhân thở máy có suy dinh dưỡng là 65%, cao hơn nhóm không thở máy 59%, p=0,17. Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo SGA ở nhóm bệnh nhân có nhiều bệnh đồng mắc là 72% cao hơn so với nhóm chỉ có 1 bệnh kèm theo 9%, p=0,03. Nhóm bệnh nhân tử vong có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm sống với tỉ lệ 65% so với 30%, p=0,045. Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân nhẹ cân theo BMI là 20%. Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo SGA là 63%. Bệnh nhân có nhiều bệnh đồng mắc có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm có 1 bệnh đồng mắc (p=0,03). Bệnh nhân tử vong có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm sống (p=0,045).

https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.60.6
pdf