Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị rối loạn lipid máu bằng pitavastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện trường đại học Y dược Cần Thơ năm 2022-2023
pdf

Từ khóa

Tăng huyết áp
rối loạn lipid máu
LDL-c
HDL-c
pitavastattin Hypertension
dyslipidemia
LDL-C
HDL-c
pitavastatin

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trần, K. S., Nguyễn, H. P., Ngô, H. T., Trần, Đặng Đăng K., & Vũ, L. T. (2024). Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị rối loạn lipid máu bằng pitavastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện trường đại học Y dược Cần Thơ năm 2022-2023. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (63), 73-81. https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.63.8

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là hai yếu tố nguy cơ tim mạch thường song hành và làm gia tăng các biến cố tim mạch nguy hiểm. Statin là thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị rối loạn lipid máu. Trong số chúng, pitavastatin vừa tác dụng hạ LDL-c tương đương hoặc thậm chí vượt trội hơn các statin khác, vừa làm tăng đáng kể mức HDL-c. Mục tiêu nghiên cứu: (i) Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. (ii) Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. (iii) Đánh giá hiệu quả kiểm soát LDL-c, HDL-c và tác dụng phụ của pitavstatin ở nhóm nguy cơ tim mạch trung bình và thấp trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có theo dõi dọc trên 100 bệnh nhân THA nguyên phát tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: - Tỷ lệ rối loạn lipid máu trong nghiên cứu của chúng tôi là 88%; các yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân THA nguyên phát bao gồm: thời gian mắc bệnh THA, thừa cân-béo phì, béo bụng, ít vận động thể lực, uống rượu, gan nhiễm mỡ trên siêu âm gan. Kết quả điều trị rối loạn lipid máu bằng pitavastatin: tỷ lệ đạt mục tiêu kiểm soát LDL-c là 84%. HDL-c tăng đáng kể sau 3 tháng điều trị bằng pitavastatin (9,65% so với giá trị ban đầu). Tỷ lệ tác dụng phụ thấp và đa phần là tác dụng phụ nhẹ, 2% trường hợp ALT >3 lần (1 bệnh nhân) giới hạn trên phải ngưng thuốc. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân THA nguyên phát rất cao, đặc biệt là ở bệnh nhân THA lâu năm, béo phì, uống rượu, ít vận động thể lực, gan nhiễm mỡ. Pitavastatin vừa kiểm soát tốt LDL-c, vừa làm tăng đáng kể HDL-c và có tính an toàn cao

https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.63.8
pdf