Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

Từ khóa

Investigation of some factors related to dyslipidemia in patients with stable chronic obstructive pulmonary disease. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Cao, H. N., & Tạ, V. T. (2023). Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (59), 13-19. https://doi.org/10.47122/VJDE.2022.59.2

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã thực sự trở thành gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội vì tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế cho bệnh nhân. Mục tiêu Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022. Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Qua nghiên cứu chọn mẫu thuận tiện với 165 bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định đang điều trị ngoại trú tại đơn vị quản lý COPD Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang từ 02/2022 đến 09/2022.Kết quả nghiên cứu tôi thu được như sau: có 165 bệnh nhân (BN) tham gia nghiên cứu, trong đó nam giới chiếm đa số với 76,4% (126). Bệnh nhân ở nhóm tuổi >60 tuổi chiếm chủ yếu với 75,8% (125). Về nghề nghiệp, chủ yếu là bệnh nhân làm nghề tự do với 58,1% (96). Kết luận: Qua nghiên chọn mẫu thuận tiện với 165 bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định, đang điều trị ngoại trú tại đơn vị quản lý COPD Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang từ 3/2022 - 9/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy:Tỷ lệ rối loạn lipid máu chung là 30,9%; Tỷ lệ tăng LDL-c 30,9%; Tỷ lệ tăng TC 19,4%; Tỷ lệ tăng TG 13,9%; Tỷ lệ giảm HDL-c 6,1%.Mức độ rối loạn theo thành phần lipid máu ở nhóm cao giới hạn và cao lần lượt là: rối loạn TC (5,5% và 13,9%); rối loạn TG (6,6% và 7,3%); rối loạn LDL-c (10,3% và 20,6%). Có 6,1% bệnh nhân có HDL-c thấpCác yếu tố liên quan khác như: hút thuốc lá, uống rượu-bia, vận động thể lực, các bệnh lý mạn tính khác đi kèm, trong nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)

https://doi.org/10.47122/VJDE.2022.59.2