Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng trên người bệnh tại trung tâm hồi sức Covid 19 Tiền Giang
pdf

Từ khóa

suy dinh dưỡng
Trung tâm hồi sức covid-19
Tiền Giang Malnutrition
Covid-19 Resuscitation Center
Tien Giang

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, H. B. (2023). Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng trên người bệnh tại trung tâm hồi sức Covid 19 Tiền Giang. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (60), 98-104. https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.60.11

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngày nay, đã có nhiều tiến bộ về phương pháp điều trị và chăm sóc người bệnh nhưng vấn đề dinh dưỡng tiết chế vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, thiếu dinh dưỡng vần là hiện tượng phố biến của bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện. Tình trạng thiếu dinh dưỡng gặp ở tất cả các nhóm bệnh như bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn. Bệnh nhân nằm viện SDD dần đến tăng biến chứng của bệnh, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí y tế. Bên cạnh đó dinh dưỡng là một phần rất quan trọng đối với người bệnh COVID-19 nói chung.Trong đó việc Suy dinh dưỡng hoặc Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm COVID nặng. Suy dinh dưỡng và Béo phì sẽ dẫn đến việc tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, suy giảm chất lượng cuộc sống. Mục tiêu: (1) Đánh giá tỷ lệ SDD trên bệnh nhân đang điều trị trung tâm hồi sức COVID-19 theo phương pháp SGA.(2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ SDD trên bệnh nhân tại trung tâm hồi sức COVID-19. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên hồ sơ bệnh án. Kết quả: Chỉ số Protein: tỷ lệ cao nhất là nhóm dưới 6g/ dl (85,1%), thấp nhất là nhóm trên 8,2g/dl (1,1%).Chỉ số Albumin: Nhóm có tỷ lệ cao nhất là nhóm dưới 3,8 g/dl (88,2%); nhóm có tỷ lệ thấp nhất là trên 5,1g/dl (1,1%). Chỉ số Lympho: Nhóm có tỷ lê cao nhất là nhóm 0,9- 5,2 với tỷ lệ 74,4%; thấp nhất là nhóm trên 5,2 với tỷ lệ 1,1%. Chỉ số SGA: Thấp nhất là nhóm SGA loại A (3,4%); cao nhất là SGA loại C (80,9%). Kết luận: Qua khảo sát khảo sát không có mối liên quan giữa tuổi giới và tình trạng dinh duõng (p>0,05). Có mối liên quan giữa Albumin máu và Protein máu với tình trạng dinh dưỡng (P<0,01).

https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.60.11
pdf