Đái tháo đường thai kỳ: nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng và kết quả thai kỳ

Từ khóa

Caesarean section
gestational diabetes
uterine atony
macrosomia Mổ lấy thai
đái tháo đường thai kỳ
đờ tử cung
con to

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lê, L. H., Hoàng, T. N., Ngô, T. M. T., & Võ, H. L. (2021). Đái tháo đường thai kỳ: nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng và kết quả thai kỳ. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (46), 247-252. https://doi.org/10.47122/vjde.2021.46.28

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh rối loạn chuyển hoá thường gặp nhiều trong khi mang thai và được ghi nhận có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng liên quan đến đái tháo đường thai kỳ và kết quả thai kỳ. Kết quả: Nhóm thai phụ đái tháo đường thai kỳ tuổi trung bình là 29,2± 6,6 nhỏ nhất 16 tuổi, lớn nhất là 46 tuổi. Tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm thai phụ có tiền sử đẻ con to (≥ 4000g) là 20,4%. Đa thai chiếm tỷ lệ 3,1%, đa ối 7,4%. Tiền sản giật chiếm 16,6%. Tuổi mẹ >35 có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cao gấp 5,6 lần 95%CI (1,4-21,5). BMI ≥23 tăng nguy cơ 3,4 lần 95%CI (1,1-10,3). Tiền sử thai chết lưu, sẩy thai nguy cơ đái tháo đường thai kỳ tăng 8,2 lần 95%CI (1,7-38,6). Tiền sử sinh non, dọa sinh non nguy cơ đái tháo đường thai kỳ tăng 5,2 lần 95%CI (1,7-38,6). Gia đình có người bệnh ĐTĐ tăng lên cao gấp 8,8(1,06-73,6), p<0,05. Thai phụ sinh con >4000gr nguy cơ lên 4,9 lần 95%CI (1,1-23,9).  Yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK gồm: tiền sử gia đình đái tháo đường, tiền sử đẻ con to ≥ 4000g; tiền sử thai lưu sẩy thai; tuổi mẹ ≥ 35, chỉ số BMI trước khi mang thai ≥ 23 là các biến độc lập với đái tháo đường thai kỳ. Tỷ lệ mổ đẻ sản phụ ĐTĐTK là 48,1%. Tỷ lệ đờ tử cung 9,2% ở nhóm đái tháo đường thai kỳ. Chấn thương sinh dục chiếm 5,5%. Chấn thương trẻ, đẻ mắc vai chiếm tỷ lệ 1,8. Kết luận: Cần tầm soát ĐTĐTK thường quy ở tất cả thai phụ khám thai, nhất là thai phụ BMI ≥ 23, có tiền sử sinh con thai chết lưu, sinh con >4000gr.

https://doi.org/10.47122/vjde.2021.46.28