Đặc điểm đa bệnh lý mạn tính ở người bệnh đái tháo đường týp 2 cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

Từ khóa

Đái tháo đường
Người cao tuổi
Đa bệnh lý mạn tính Diabetes
Older person
Multiple chronic conditions

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, Đình T., Nguyễn, T. T. H., Nguyễn, N. T., Trần, V. L., & Vũ, T. T. H. (2024). Đặc điểm đa bệnh lý mạn tính ở người bệnh đái tháo đường týp 2 cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (62), 75-81. https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.62.8

Tóm tắt

Tổng quan: Đa bệnh lý mãn tính là vấn đề thường gặp ở người bệnh ĐTĐ gây ảnh hưởng đến khả năng quản lí bệnh và hiệu  quả điều trị. Mục tiêu: xác định tỷ lệ và một số đặc điểm đa bệnh lý mạn tính ở người bệnh ĐTĐ týp 2 cao tuổi tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 322 người bệnh ĐTĐ điều trị tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 10/2022 đến tháng 04/2023. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo mẫu bệnh án thống nhất, các bệnh mạn tính được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tiền sử và/hoặc hiện tại. Kết quả: Trong số 322 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung bình là 70,6±6,1; nữ giới chiếm 64,9%. Có 0,9% đối tượng nghiên cứu không có bệnh lý mạn tính kèm theo ĐTĐ. Tỷ lệ người bệnh có 1 bệnh mắc kèm chiếm 5,6%, tỷ lệ có 2 bệnh mắc kèm chiếm 6,2%, tỷ lệ người bệnh có ít nhất 3 bệnh đồng mắc chiếm 87,3%. Theo nhóm tuổi 60-69 và nhóm tuổi ≥ 70 tuổi cũng như giới nam và nữ, tỷ lệ người bệnh có ít nhất 3 bệnh đồng mắc đều chiếm tỉ lệ cao nhất. Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là các bệnh lý đồng mắc phổ biến nhất ở đối tượng nghiên cứu chiếm 99,6%; tiếp sau đó là thoái hóa khớp (87,9%), bệnh thận mạn tính (56,2%). Kết luận: Tỷ lệ đa bệnh lý mạn tính ở người bệnh ĐTĐ cao tuổi điều trị tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An là rất cao ở tất cả các nhóm tuổi và giới. Trong đó, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thoái hóa khớp và bệnh thận mạn tính là những bệnh lý mắc kèm thường gặp nhất

https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.62.8