Có nên sử dụng glucose máu tĩnh mạch và mao mạch đo bằng các máy đo glucose máu trong điều tra dịch tễ học đái tháo đường thai kỳ?
pdf

Từ khóa

blood glucose meter
capillary blood glucose
venous blood glucose
gestational diabetes mellitus
diagnosis
epidemiological survey máy đo glucose máu
glucose máu mao mạch
glucose máu tĩnh mạch
đái tháo đường thai kỳ
chẩn đoán
điều tra dich tễ học

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lê, Q. T., Đoàn, T. V., & Trần, Đình T. (2024). Có nên sử dụng glucose máu tĩnh mạch và mao mạch đo bằng các máy đo glucose máu trong điều tra dịch tễ học đái tháo đường thai kỳ?. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (58), 110-122. https://doi.org/10.47122/vjde.2022.58.14

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong điều tra dịch tễ học đái tháo đường thai kỳ tại thực địa, định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch trong phòng xét nghiệm và đo glucose máu mao mạch bằng máy đo glucose máu có những hạn chế. Mục tiêu: Đánh giá giá trị và sự thích hợp của glucose máu mao mạch và tĩnh mạch đo bằng máy đo glucose máu trong chẩn đoán và điều tra dịch tễ học đái tháo đường thai kỳ. Đối tượng và phương pháp: 230 phụ nữ ở tuần thai 24 – 32 được làm nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) 75g uống với xét nghiệm glucose huyết tương tĩnh mạch (HTTM) labo, glucose máu tĩnh mạch (MTM) và glucose máu mao mạch (MMM) đo bằng máy đo glucose máu (GMT) Contour TS và One touch VerioPro Plus. Tỷ lệ ĐTĐTK, độ nhạy và độ đặc hiệu của glucose đo bằng các phương pháp nêu trên trong chẩn đoán ĐTĐTK được so sánh. Kết quả: Có sai chệnh âm glucose MTM – glucose HTTM ở tất cả 3 thời điểm trong NPDNG. Sai chệch glucose MMM – glucose HTTM chỉ dương nhẹ với máy One touch ở thời điểm 1 và 2 giờ, còn lại là âm. Độ lệch chuẩn (độ phân tán) của các sai chệch glucose MTM – glucose HTTM thấp hơn của các sai chệch glucose MMM – glucose HTTM ở các thời điểm 1 và 2 giờ. Glucose MTM có tương đồng với glucose HTTM về ngưỡng chẩn đoán ĐTĐTK cao hơn so với glucose MMM ở cùng thời điểm trong NPDNG. Tỷ lệ ĐTĐTK theo glucose HTTM, glucose MTM máy Contour, glucose MTM máy One touch, glucose MMM máy contour và glucose MMM máy One touch tương ứng là 24,8%, 17,4%, 22,2%, 23,5% và 30,9%; đô nhạy trong chẩn đoán ĐTĐTK tương ứng là 59,6%, 70,2%, 63,2% và 78,9%; độ đặc hiệu tương ứng lần lượt là 96,5%, 93,6%, 89,6% và 85,0%. Kết luận: Glucose máu mao mạch và tĩnh mạch đo bằng máy đo glucose máu không tin cậy để chẩn đoán ĐTĐTK trên cá thể phụ nữ mang thai, tuy nhiên, có thể sử dụng để xác định tỷ lệ ĐTĐTK trong điều tra tra dịch tễ học, trong đó glucose máu tĩnh mạch có thể ưu điểm hơn so với glucose máu mao mạch. Trong thực tế, cần tiến hành nghiên cứu so sánh tỷ lệ ĐTĐTK theo nhiều GMT khác nhau với cả glucose MTM và glucose MMM để lựa chọn GMT và loại máu phù hợp nhất cho sử dụng trong điều tra dịch tễ học ĐTĐTK.

https://doi.org/10.47122/vjde.2022.58.14
pdf