Kết quả bước đầu quản lý và điều trị đái tháo đường thai kỳ
pdf

Từ khóa

Diabetes mellitus
gestational diabetes mellitus Đái tháo đường
thai kỳ

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Châu, M. C., & Nguyễn, T. M. H. (2024). Kết quả bước đầu quản lý và điều trị đái tháo đường thai kỳ. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (57), 83-91. https://doi.org/10.47122/vjde.2022.57.11

Tóm tắt

Cơ sở lý luận: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) ngày càng gia tăng trên thế giới. Bệnh đái tháo đường gây nguy cơ cao hơn đáng kể cho mẹ và thai nhi, phần lớn liên quan đến mức độ tăng đường huyết nhưng cũng liên quan đến các biến chứng mãn tính và bệnh đi kèm. Nguy cơ của ĐTĐTK bao gồm sẩy thai tự nhiên, dị tật thai nhi, tiền sản giật, thai chết lưu, thai to. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở những thai phụ ĐTĐTK, một số yếu tố nguy cơ liên quan tới ĐTĐTK, kết quả ban đầu quản lý và điều trị ĐTĐTK. Đối tượng và phương pháp: 55 bệnh nhân ĐTĐTK được chẩn đoán từ tuần thứ 24 đến 28 bằng test dung nạp đường uống 75g glucose, được can thiệp bằng thay đổi lối sống, theo dõi đường huyết, hoặc can thiệp bằng insulin. Kết quả: Tuổi trung bình 30,76 ± 4,72 tuổi, nhỏ nhất 22 tuổi, lớn nhất 41 tuổi. Tiền sử gia đình (trực hệ) mắc bệnh ĐTĐ 27,27%. Tiền sử thai lưu hoặc sẩy thai là 16,36%. Can thiệp thay đổi lối sống (chế độ ăn, luyện tập) là 49,09%, điều trị với insulin là 50,91%. Đạt mục tiêu điều trị lúc đói là 84,45%, sau 1giờ là 85,45%, sau 2 giờ là 84,45%. Tỉ lệ sinh con to ≥4000g là 5,45%. Kết luận: ĐTĐTK làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh và tử vong chu sinh. Tất cả phụ nữ mang thai nên được sàng lọc ĐTĐTK. Việc phòng ngừa ĐTĐTK và điều trị cải thiện kết quả thai nghén là cần thiết và hầu hết bệnh nhân có thể được kiểm soát bằng điều trị cơ bản như can thiệp insulin và lối sống.

https://doi.org/10.47122/vjde.2022.57.11
pdf