Nghiên cứu Derive: hiệu quả và tính an toàn của Dapagliflozin trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 kèm tổn thương thận ở mức trung bình (CKD 3a)

Từ khóa

Nghiên cứu Derive
Dapagliflozin
đái tháo đường típ 2
tổn thương thận ở mức trung bình

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Huong, N. T. T. (2023). Nghiên cứu Derive: hiệu quả và tính an toàn của Dapagliflozin trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 kèm tổn thương thận ở mức trung bình (CKD 3a) . Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (32), 66-74. Truy vấn từ https://vjde.vn/journal/article/view/178

Tóm tắt

Kiểm soát đường huyết tối ưu trên những bệnh nhân đái tháo đường mắc bệnh thận mạn là rất quan trọng để làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng cũng như giảm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, các lựa chọn về thuốc làm giảm đường huyết trên đối tượng bệnh nhân này khá hạn chế bởi nhiều thuốc đã được dán nhãn cần thận trọng, giảm liều hoặc không nên sử dụng trên bệnh nhân có bệnh thậnmạn. Nhóm thuốc mới SGLT2i với cơ chế tác dụng phụ thuộc vào nồng độ đường trong máu và mức lọc cầu thận, nên hiệu quả giảm đường huyết của thuốccũng giảm đi ở những bệnh nhân có tổn thương thận ở mức trung bìnhvới độ lọc cầu thận ước tính eGFR từ 30- 59 ml/phút/1,73m2. Các nghiên cứu trước đó cho thấy tác dụng hạ HbA1c của dapagliflozin xuất hiện ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 3A nhưng không xuất hiện ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 3B. Do
vậy, nghiên cứu DERIVE được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của dapagliflozin 10mg ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có bệnh thận mạn giai đoạn 3A (eGFR từ 45- 59ml/phút/1,73m2) để có thêm những hiểu biết về sử dụng dapagliflozin trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có bệnh thận mạn. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của dapagliflozin 10mg (là một thuốc ức chế chọn lọc kênh đồng vận chuyển Natri–Glucose) so với giả dược trên bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 kèm tổn thương thận mức trung bình (độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) 45-59 ml/phút/1.73 m2: bệnh thận mạn giai đoạn 3A). Phương pháp: Đây là nghiên cứu pha 3, ngẫu nhiên kiểu 1:1, mù đôi, giữa hai nhóm bệnh nhân mắc ĐTĐ típ 2 chưa kiểm soát được đường huyết (HbA1c từ 7.0%-11.0%). Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên một nhóm sử dụng dapagliflozin 10mg ngày 1 lần (n = 160) và nhóm sử dụng giả dược (n = 161) với thời gian theo dõi là 24 tuần. Tiêu chí chính của nghiên cứu là sự thay đổi HbA1c ở tuần thứ 24 so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Kết quả: Tại tuần 24, dapagliflozin giúp làm giảm có ý nghĩa thống kê HbA1c0,34% [95% CI], [-0.53, -0.15], p < 0,0001), cân nặng giảm1,25kg [CI 0.95], [ -1.90, -0.59], p < 0,001), đường huyết đói giảm0,9 mmol/l [95%CI], [-1.5 , -0.4], p = 0,001) và huyết áp tâm thu giảm 3,1 mmHg [95%CI], [ -6.3 , 0.0], p < 0,05). Ở tuần 24, so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu, eGFR của nhóm dapagliflozin giảm nhiều hơn nhóm chứng là 2,49 ml/min/1,73m2 [−4,96, −0,02]). Tuy nhiên, eGFR trở về giá trị ban đầu tại tuần 27 (3 tuần sau điều trị) (0,61 mL/min/1.73 m2 [−1,59, 2,81]). Không thấy có tăng về các biến cố ngoại ý khi so sánh dapagliflozin với nhóm chứng (41,9% so với 47,8%) hay biến cố ngoại ý nghiêm trọng (5,6% so với 8,7%). Không có biến cố nào về gãy xương, đoạn chi hoặc nhiễm toan ceton được báo cáo. Kếtluận: Kết quả của nghiên cứu này củng cố dữ liệu về lợi ích/nguy cơ của dapagliflozin trong việc điều trị BN ĐTĐ típ 2 kèm bệnh thận mạn giai đoạn 3A.