Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường sau điều trị Corticoid

Từ khóa

Đái tháo đường
Corticoid Diabetes
glucocorticoid.

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Luu, P. T., & Van, N. K. D. (2023). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường sau điều trị Corticoid. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (32), 83-90. Truy vấn từ https://vjde.vn/journal/article/view/180

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) sau điều trị corticoid. Nhận xét một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường sau điều trị corticoid. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu 34 bệnh nhân (BN) phát hiện ĐTĐ lần đầu và có tiền sử sử dụng corticoid tại Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, khoa Cơ xương khớp và Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2017. Kết quả: Loại corticoid và đường dùng: Corticoid tác dụng trung bình sử dụng nhiều nhất (55,9%); 17,7% sử dụng thuốc nam, thuốc không rõ nguồn gốc. 58,8% dùng GCs ngắt quãng nhiều đợt. Dùng corticoid với đường toàn thân gây tác dụng bất lợi sớm hơn so với đường tại chỗ. Sử dụng corticoid liềucao, thời gian dài tăng nguy cơ xuất hiện ĐTĐ. Thời gian phát hiện ĐTĐ sau điều trị GCs là 54,35 ± 71,37 tháng. 55,9% BN có triệu chứng của tăng glucose máu; 5,9% BN bị tăng ALTT máu. Glucose tĩnh mạch khi phát hiện ĐTĐ là 20,48 ± 11,51mmol/L và HbA1c: 10,28 ± 2,28%. Corticoid dùng liều cao, rất cao với tần suất nào cũng tăng nguy cơ ĐTĐ. Kết luận: ĐTĐ sau điều trị GCs thường được phát hiện muộn với mức glucose máu tĩnh mạch và HbA1c cao, triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. GCs đường toàn thân gây tác dụng bất lợi sớm hơn so với đường tại chỗ, dùng GCs với liều cao, thời gian dài tăng nguy cơ xuất hiện ĐTĐ.