Khảo sát chất lượng giấc ngủ và ứng dụng chu kỳ giấc ngủ đối với sinh viên y khoa Trường Đại học Duy Tân

Từ khóa

Chất lượng giấc ngủ
sinh viên y khoa
thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) Sleep Quality
Medical Student
Pittsburgh Sleep Quality Scale (PSQI)

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Đỗ, T. B., Lê, T. Y. N., Nguyễn, T. Đan, & Võ, T. H. H. (2022). Khảo sát chất lượng giấc ngủ và ứng dụng chu kỳ giấc ngủ đối với sinh viên y khoa Trường Đại học Duy Tân. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (47), 141-149. https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.19

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng giấc ngủ theo thang điểm Pittsburgh và ứng dụng của chu kì giấc ngủ đối với sinh viên y khoa trường Đại học Duy Tân. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu sau can thiệp thực hiện từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020. Giai đoạn 1: Thực hiện trên 616 sinh viên y khoa qua phiếu điều tra tự điền dựa vào bộ câu hỏi Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) và số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0, Excel. Giai đoạn 2: áp dụng phương pháp ngủ theo chu kì và tiến hành khảo sát đánh giá sau khi tiến hành phổ biến công thức chu kì giấc ngủ và ích lợi mang lại vào thời điểm 2 tuần thi kết thúc học phần. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chu kì giấc ngủ thu thập qua phiếu khảo sát. Kết quả: Giờ ngủ trung bình của sinh viên là 6.62 giờ (SD =1.36). Tỷ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém là 39.6% (n = 616). Phân tích thời gian đi ngủ cho thấy có đến 53.73% sinh viên đi ngủ sau 0h nhưng chỉ có 22.56% sinh viên thức dậy sau 8h00. Giai đoạn 2 số lượng sinh viên tham gia đánh giá ứng dụng chu kì giấc ngủ là 19,3% (n = 119), có 62,2% sinh viên đã sử dụng chu kì giấc ngủ, trong đó 83,6% thấy phương pháp này mang lại hiệu quả. Hiệu quả mang lại giảm mệt mỏi (71%) và tỉnh táo hơn (66,1%). Tần suất cao nhất được sử dụng là 3 – 5 lần/tuần chiếm 48,6%, 6 – 7 lần/tuần chiếm 12,2%. Giá trị trong công thức chu kì giấc ngủ được sử dụng nhiều nhất là n = 3 chiếm 47,3%. Kết luận: Đánh giá chất lượng giấc ngủ theo thang điểm Pittsburgh tỷ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém là 39.6%. Sau ứng dụng của chu kì giấc ngủ kết quả ghi nhận giảm mệt mỏi đến 71% và tỉnh táo hơn 66,1%.

https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.19