Khảo sát tỷ lệ loãng xương của phụ nữ tại Bệnh viện Trung ương Huế

Từ khóa

mật độ xương
loãng xương
phụ nữ Bone density
osteoporosis
women

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trần, B. H. V., Trần, T. N., Trần, Q. N., & Trần, N. Q. (2022). Khảo sát tỷ lệ loãng xương của phụ nữ tại Bệnh viện Trung ương Huế. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (51), 81-85. https://doi.org/10.47122/vjde.2022.51.11

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Loãng xương là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có khoảng 20% mắc chứng loãng xương và ở đàn ông cùng độ tuổi trên thì tỷ lệ mắc là khoảng 10%. Một nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi bị loãng xương. Loãng xương là một căn bệnh âm thầm, ít được người bệnh quan tâm nhưng tiến tới hậu quả nghiêm trọng là gãy xương. Để chẩn đoán loãng xương, hiện nay đo mật độ xương bằng phương pháp đo hấp phụ năng lượng tia X kép(DEXA) được xem là phương pháp chuẩn. Để đánh giá tình hình loãng xương trên những phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tỷ lệ loãng xương của phụ nữ tại Bệnh viện Trung ương Huế” nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ loãng xương, thiếu xương trên từng nhóm tuổi ở phụ nữ trên 40 tuổi đến khám sức khỏe. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Phân tích mật độ xương được đo bằng phương pháp DEXA của phụ nữ từ 40 tuổi đến đo mật độ xương tại Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ là 15%, thiếu xương là 27%. Tỷ lệ thiếu và loãng xương tăng dần theo nhóm tuổi. Từ 60 tuổi loãng xương là 22.3% và loãng xương cột sống chiếm 52.8%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm tuổi từ 40-49. Tỷ lệ loãng xương cột sống cũng tăng theo tuổi và tăng nhanh hơn trình trạng loãng xương chung. Kết luận: Cần đo mật độ xương thường quy cho phụ nữ có độ tuổi từ 60 để xác định tình trạng loãng xương.

https://doi.org/10.47122/vjde.2022.51.11