Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng dậy thì sớm vô căn ở trẻ gái

Từ khóa

idiopathic precocious puberty dậy thì sớm vô căn

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. D. C., & Hoàng, T. T. Y. (2020). Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng dậy thì sớm vô căn ở trẻ gái. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (38), 81-88. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.38.12

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng theo phân loại dậy thì sớm vô căn ở trẻ gái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang trên 83 trẻ gái được chẩn đoán dậy thì sớm tại Khoa Nhi, Bệnh viện Trường ĐHYD Huế và Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 3 năm 2016. Kết quả: Ở thời điểm chẩn đoán tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 5,11 ±2,63, Nhóm dậy thì sớm ngoại vi có tuổi trung bình là 3,93±2,22, thấp hơn rõ rệt với nhóm dậy thì sớm trung ương. Tuổi xương lớn hơn tuổi thực cũng là biểu hiện của dậy thì sớm trung ương. Có sự khác biệt rõ rệt các chỉ số siêu âm tử cung-buồng trứng theo phân loại dậy thì sớm trung ương và ngoại biên. Có sự khác biệt rõ rệt nồng độ hormon trục sinh dục FSH, LH nền theo phân loại dậy thì. Nồng độ LH nền tăng cao có ý nghĩa, p<0,0001 trong dậy thì trung ương. Kết luận: Về lâm sàng, đặc điểm tuổi xuất hiện tuyến vú là dữ kiện quan trọng có giá trị định hướng chẩn đoán sớm các thể dậy thì; tuổi xương lớn hơn tuổi thực một cách có ý nghĩa (>1 năm) cũng là biểu hiện của dậy thì sớm trung ương. Về cận lâm sàng, siêu âm tử cung buồng trứng là một xét nghiệm kỹ thuật có giá trị chẩn đoán cao nhưng đòi hỏi có kỹ thuật viên được huấn luyện tốt, và phải hẹn chuẩn bị tốt cho bệnh nhân. Phương pháp định lượng nồng độ hormon LH nền bằng các phương pháp miễn dịch thế hệ 2 có thể đánh giá mức độ trưởng thành của trục hướng sinh dục.
https://doi.org/10.47122/vjde.2020.38.12