Nghiên cứu biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân tăng huyết áp bằng Holter điện tim 24 giờ

Từ khóa

tăng huyết áp
biến thiên nhịp tim
holter điện tim hypertension
alteration of cardiac rhyth
ECG holter

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. Q., Hoàng, A. T., & Hồ, A. B. (2023). Nghiên cứu biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân tăng huyết áp bằng Holter điện tim 24 giờ. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (61), 136-145. https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.61.15

Tóm tắt

Tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim, trong đó có các rối loạn nhịp thật sự nguy hiểm đến tính mạng, đe dọa đời sống của bệnh nhân [3]. Ngoài việc Holter điện tim cho biết các kiểu rối loạn nhịp, mức độ xảy ra, chính xác thời gian xảy ra ngày hay đêm…, thì Holter điện tim giúp biết được gián tiếp cơ chế gây rối loạn nhịp qua ảnh hưởng của hệ thần kinh tự chủ. Biến thiên nhịp tim với hai phương pháp phân tích theo thời gian và theo phổ tần số qua theo dõi Holter điện tim liên tục, đã giúp đánh giá tiên lượng bệnh ở bệnh nhân tim mạch. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán THA theo hội Tim mạch Việt Nam 2008 [2]. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: - Tỷ lệ phân độ THA ở cả 3 độ tương đương nhau lần lượt theo độ 1,2,3 là: 35,42%; 32,33%; 32,25%. - Các chỉ số HRV ở bệnh nhân THA trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là: SDNN: 81,51; ASDNN: 41,32; SDANN : 72,90; RMSSD: 30,03 so với các chỉ số biến thiên nhịp tim ở người khỏe mạnh lần lượt là: 122,89; 55,69; 110,26; 37,5 với p< 0,001. - Nhóm tăng huyết áp mức độ 3 có tỷ lệ tổn thương đáy mắt cao nhất là 30 %, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. - Nhóm bệnh nhân có tổn thương thận có ASDNN thấp hơn ở nhóm không có tổn thương thận (p = 0,027). Kết luận: Holter điện tim liên tục giúp phát hiện, theo dõi các rối loạn nhịp, biến thiên nhịp tim ở BN tăng huyết áp.

https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.61.15