Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa của người dân Việt Nam

Từ khóa

Vietnam
metabolic syndrome (MetS)\ Hội chứng chuyển hoá
Việt Nam

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trần, T. N., & Trần, H. D. (2023). Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa của người dân Việt Nam. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (60), 5-16. https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.60.1

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa (MetS) đang gia tăng trên toàn thế giới với tác động rõ rệt đối với bệnh tim mạch (CVD) và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Hậu quả của hội chứng chuyển hóa là gánh nặng về kinh tế, xã hội và có nguy cơ dẫn đến tử vong cao. Hiện nay, chưa có số liệu về phạm vi cả nước Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu là: 1. Xác định tỷ lệ hội chứng chuyển hoá của người dân Việt Nam; 2. Khảo sát một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa trên đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả 2284 người từ 25 tuổi trở lên, cư trú tại 9 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tất cả người dân được thu thập các chỉ số: huyết áp, cân nặng, chiều cao, vòng bụng. Mẫu máu được lấy để định lượng HDL-C và Triglyceride. Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn dựa trên tuyên bố đồng thuận của IDF, AHA/ NHLBI, WHF, IAS, IASO năm 2009. Số liệu được xử lý bằng chương trình Medcalc 11.0.1. Kết quả: Tỷ lệ HCCH trong người dân Việt Nam là 29,8%, nữ giới mắc HCCH nhiều hơn nam giới (36,2% so với 22,9%). Tình trạng mắc HCCH gia tăng theo tuổi. Tỷ lệ hội chứng chuyển hoá ở nhóm béo phì là cao nhất (33,6%), ở nhóm có thể trọng thừa cân, tỷ lệ này là 28%, trong khi ở nhóm gầy, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá là 29,3%. Kết luận: Cần quan tâm đến việc chẩn đoán sớm và quản lý HCCH trong người dân việt Nam.

https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.60.1