Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm toan ceton đái tháo đường tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giang
pdf

Từ khóa

diabetes
ketoacidosis đái tháo đường
toan ceton

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lê, P. T. T. (2024). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm toan ceton đái tháo đường tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (56), 37-43. https://doi.org/10.47122/vjde.2022.56.5

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm toan ceton là một trong những tình huống cấp cứu nội khoa thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường với tỉ lệ tử vong cao, đòi hỏi chẩn đoán và điều trị sớm và tích cực. Tần suất bệnh ở Mỹ là 4,1- 8 trên 1000 bệnh nhân đái tháo đường mi năm. Tỉ lệ tử vong 1-19%, tùy vào độ tuổi. Nguyên nhân nhiễm toan ceton thường xảy ra trên bệnh nhân đái tháo đường type 1 hơn là type 2, được khởi phát do một số yếu tố như: nhiễm trùng nặng (30-50%), ngưng điều trị insulin (10%) liên quan tâm thần, kinh tế và xã hội, thai nghén thiếu theo dõi…. Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường nhiễm toan ceton. (2) Khảo sát kết quả điều trị nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, chọn bệnh nhân đái tháo đường nhiễm toan ceton. Kết quả: có16 trường hợp được chọn. Giới: nữ(62,5%), nam (37,5%). Tuổi: 16-30 (18,8%), 30-45 (43,8%), 45-60 (25%), >60 (12,5%). Đái tháo đường type 1 (56,2%), type 2 (43,8%). Yếu tố khởi phát: chưa được chẩn đoán (37,5%), nhiễm trùng (25%), bỏ trị (18,8%), stress (6,2%). Triệu chứng cơ năng: mệt mỏi, chán ăn (100%), Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều (87,5%), ngủ gà, mơ màng (75%), buồn nôn (43,8%), đau bụng (25%). Triệu chứng thực thể: tim nhanh (100%), mất nước (100%), thở Kusmaul (81,3%), suy giảm ý thức (75%), hạ huyết áp (31,3%), thở mùi ceton (25%). Cận lâm sàng: glucose máu (392,8±27,3mmol/l), pH máu (6,9±1,2), HCO3 (9,01±2,3mmol/l), ceton niệu: 11,6±3,2mEq/l. Tai biến: hạ kali (6,3%), hạ đường huyết (12,5%). Tỉ lệ tử vong (12,5%). Tỉ lệ tử vong ở nhóm lần lượt là: nam (16,7%), nữ (10%), trên 60 tuổi (50%), dưới 60 tuổi (7,1%), type 1 (11,1%), type 2 (13,3%), nhiễm toan mức độ vừa (16,7%), nặng (33,3%), ceton niệu 3+ (18,2%), có kèm tăng áp lực thẩm thấu (50%), không kèm (7,1%), mê (20%), tỉnh (9,1%) với p>0,05. Kết luận: Nữ nhiều hơn nam. Độ tuổi 30-45 chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ đái tháo đường type 1 nhiều hơn type 2. Yếu tố khởi phát chủ yếu là do đái tháo đường chưa được chẩn đoán 37,5%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là: mệt mỏi (100%), khát nhiều (87,5%), ngủ gà (75%); tim nhanh (100%), mất nước (100%). Tai biến: hạ kali (6,3%), hạ đường huyết (12,5%). Tỉ lệ tử vong là 12,5%. Sự khác biệt về tỉ lệ tử vong giữa các nhóm nguy cơ chưa có ý nghĩa thống kê. Kiến nghị: Tư vấn, giáo dục sức khỏe bệnh nhân tuân thủ điều trị. Theo dõi sát tai biến điều trị. Cần nhiều nghiên cứu có số lượng mẫu lớn hơn.

https://doi.org/10.47122/vjde.2022.56.5
pdf