Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh nhãn giáp

Phiên bản

pdf

Từ khóa

bệnh nhãn áp Graves’ orbitopathy

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Dương, A. Q., & Trần, T. Út B. T. (2024). Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh nhãn giáp. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (63), 25-34. https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.63.2 (Original work published 24 Tháng Sáu 2024)

Tóm tắt

Bệnh nhãn giáp còn được gọi là bệnh mắt Graves (Graves Orbitopathy, Graves Ophthalmology) hay bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp (Thyroid Associated Orbitopathy) là một quá trình viêm tự miễn của hốc mắt có liên quan chặt chẽ tới tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Tỉ lệ phát sinh chung của bệnh nhãn giáp là 16/100.000 ca/năm ở nữ và 2,9/100.000 ca/năm ở nam [3]. Theo thống kê, bệnh nhãn giáp biểu hiện ở 25- 30% bệnh nhân mắc bệnh Graves, một số nghiên cứu ước tính tỷ lệ có thể lên đến 50%, do một số trường hợp biểu hiện lâm sàng rất kín đáo nên cần sự trợ giúp của phương tiện chẩn đoán hình ảnh [9]. Bệnh nhãn giáp không những biểu hiện ở giai đoạn cường giáp mà ở bất kì giai đoạn nào của bệnh Graves như bình giáp hoặc suy giáp. Trước đây, người ta coi những biểu hiện ở mắt trong bệnh Graves là một trong những biểu hiện toàn thân của bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhãn giáp có thể được coi là một bệnh lý riêng của ngành nhãn khoa với những đặc điểm về sinh bệnh học, triệu chứng học và điều trị riêng. Biểu hiện lâm sàng có thể thay đổi từ rất nhẹ cho đến đe dọa thị lực. Trong đó, co trợn mí trên xảy ra ở hơn 90% bệnh nhân trong suốt quá trình tiến triển tự nhiên của bệnh, 60% lồi mắt (một bên hoặc hai bên), 40% hạn chế vận nhãn và bệnh lý thị thần kinh (một bên hoặc hai bên) chiếm 5% [2]. Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến xuất hiện và sự tiến triển của bệnh nhãn giáp. Trong đó, có các yếu tố không điều chỉnh được và có những yếu tố điều chỉnh được. Việc duy trì sự bình giáp là một mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh nhãn giáp [11].

https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.63.2
pdf