Khảo sát sự tương quan giữa Acid uric và đường huyết, HbA1c trên bệnh nhân tiểu đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang
pdf

Từ khóa

Type 2 Diabetes Mellitus
Serum uric acid
HbA1c
Fasting blood sugar Tiểu đường type 2
acid uric
HbA1C
đường huyết

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. B. H., & Tạ, V. T. (2024). Khảo sát sự tương quan giữa Acid uric và đường huyết, HbA1c trên bệnh nhân tiểu đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (57), 69-76. https://doi.org/10.47122/vjde.2022.57.9

Tóm tắt

Mở đầu: Tăng acid uric máu có thể dẫn đến bệnh gút và có liên quan đến một số hội chứng rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, bệnh tiểu đường và thận. Một số nghiên cứu gần đây chứng minh rằng tăng acid uric là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tim mạch và các bệnh về thận. Tuy nhiên, mối tương quan giữa acid uric và tiểu đường type 2 vẫn còn gây tranh cãi. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ acid uric ở bệnh nhân tiểu đường type 2 và mối tương quan giữa nồng độ acid uric với đường huyết và HbA1C trên bệnh nhân tiểu đường type 2. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, các số liệu đường huyết, HbA1C và acid uric được thu thập tại khoa Xét nghiệm bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Kết quả: Tổng cộng 53 bệnh nhân đạt tiêu chí lựa chọn và 53 người nhóm chứng. Dựa vào sự phân loại theo mức độ đường huyết, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ acid uric của bệnh nhân nhóm II và nhóm III cao hơn nhóm I và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0.01). Trong khi đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm II nhóm III (p > 0.05). Ngược lại nồng độ acid uric của bệnh nhân nhóm IV thấp hơn nhóm I, II, III, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.001). Dựa vào sự phân loại theo nồng độ HbA1C, kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ acid uric tăng trong nhóm bệnh nhân có HbA1C từ 6.0 đến 9.9%, ngược lại nồng độ acid uric giảm trên nhóm bệnh có HbA1C > 10 %. Kết luận: Nồng độ acid uric trên bệnh nhân tiểu đường type 2 cao hơn nhóm chứng. Acid uric tăng trong bệnh nhân có đường huyết trong giới hạn từ 7.0 – 15.3 mmol/L và HbA1C từ 6.0 – 9.9 % và sau đó giảm dần khi đường huyết > 15.3 mmol/L và HbA1C > 10 %.

https://doi.org/10.47122/vjde.2022.57.9
pdf