Đánh giá hiệu quả ban đầu của Zoledronic acid truyền tĩnh mạch trong điều trị bệnh loãng xương tại khoa Nội A, Bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giang
pdf

Từ khóa

Osteoporosis
side effect
Tscore loãng xương
tác dụng không mong muốn
Tscore

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, H. V., Lê, T. P., & Tạ, V. T. (2024). Đánh giá hiệu quả ban đầu của Zoledronic acid truyền tĩnh mạch trong điều trị bệnh loãng xương tại khoa Nội A, Bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (56), 48-56. https://doi.org/10.47122/vjde.2022.56.7

Tóm tắt

Đặt vấn đề và mục tiêu: Loãng xương là một bệnh rất phổ biến hiện nay. Chẩn đoán và điều trị còn nhiều hạn chế. Bệnh nhân có những rào cản về tuân thủ điều trị và bác sĩ có sự e dè về tác dụng phụ và hiệu quả của thuốc. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này giúp bệnh nhân an tâm hơn trong điều trị, thầy thuốc chọn lựa thuốc phù hợp cho bệnh nhân loãng xương. Với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ban đầu zoledronic acid (Aclasta 5mg/100ml) trong điều trị bệnh loãng xương tại khoa Nội A Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt ca tất cả bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương và điều trị bằng Aclasta tại khoa Nội A Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ tháng 02 năm 2019 đến tháng 7 năm 2021. Kết quả: Qua nghiên cứu 32 bệnh nhân loãng xương, chúng tôi có những kết quả như sau:  Nhóm bệnh nhân loãng xương được chọn lựa điều trị zoledronic acid có đặc điểm: nữ 84,4%, tuổi lớn hơn 80 là 43,8%, nghề nghiệp nông dân 62,4%, sống ở nông thôn 71,9%, có nhiều bệnh lý đi kèm như: tăng huyết áp 59,4%, Cushing 31,2%, lún xẹp đốt sống 15,6%; đái tháo đường type 2 là 15,6%, hen 12,5%, gãy cổ xương đùi 6,3% và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 6,3%. So sánh mật độ xương trước và sau điều trị lần 1 truyền zoledronic acid, giá trị trung bình của chỉ số Tscore sau điều trị 1 năm có cải thiện nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (cổ xương đùi: p=0,6096, cột sống thắt lưng: p=0,3976). Về mặt điều trị, khi mật độ xương không giảm theo thời gian, tức có cải thiện sau điều trị. Các tác dụng không mong muốn ở lần điều trị đầu tiên hay gặp lần lượt là sốt 65,6%, đau cơ 46,9%, giả cúm 34,4%, đau khớp 9,4%. So với lần đầu, ở lần thứ 2 điều trị thì không có trường hợp đau cơ, giả cúm và đau khớp mà chỉ có sốt nhẹ 34,4%. Sau điều trị thì việc đi lại, vận động và đau khớp có cải thiện 100%. Kết luận: Zoledronic acid (Aclasta 5mg/100ml) hiệu quả làm cải thiện mật độ xương sau 1 năm  và an toàn ở bệnh nhân loãng xương sau cả 2 lần điều trị.

https://doi.org/10.47122/vjde.2022.56.7
pdf