Tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào beta tại thời điểm mang thai và sau sinh 12 tuần ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ được điều trị tại Khoa điều trị ban ngày Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

Từ khóa

insulin resistance
Beta cell function
Gestational diabetes Kháng insulin
Chức năng tế bào Beta
Đái tháo đường thai kỳ

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phan, H. D., Nguyễn, T. H., Phạm, T. H., & Vũ, Q. T. (2023). Tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào beta tại thời điểm mang thai và sau sinh 12 tuần ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ được điều trị tại Khoa điều trị ban ngày Bệnh viện Nội tiết Trung Ương. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (60), 26-35. https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.60.3

Tóm tắt

Theo khuyến cáo, tất cả những bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐ TK) cần được sàng lọc đái tháo đường tại thời điểm 4 – 12 tuần sau sinh bằng nghiệm pháp dung nạp glucose. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chưa có một nghiên cứu nào theo dõi về tình trạng rối loạn glucose máu tại thời điểm 12 tuần sau sinh ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ trước đó, đồng thời, một câu hỏi được đặt ra là tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào beta ở BN ĐTĐ TK có thay đổi như thế nào trước và sau sinh?. Do đó, nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu: Mô tả tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào beta ở BN ĐTĐ TK tại thời điểm mang thai và sau sinh 12 tuần. Qua nghiên cứu ở 159 BN ĐTĐ TK được điều trị tại khoa Điều trị Ban ngày - Bệnh viện Nội tiết Trung ương, chúng tôi rút ra một số kết luận: So với nhóm chứng, tình trạng kháng insulin và suy giảm chức năng tế bào beta ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ đều cao hơn ở thòi điểm 12 tuần sau sinh với p < 0,001. Tại thời điểm 12 tuần sau sinh, trong nhóm ĐTĐ TK, tình trạng kháng insulin có sự khác biệt rõ giữa các nhóm: cao nhất ở nhóm ĐTĐ, sau đó là nhóm tiền ĐTĐ và thấp nhất ở nhóm đường huyết trở lại bình thường: nồng độ insulin, C-peptide, HOMA-%IR giảm dần và HOMA-%S tăng lên. Nhóm bệnh nhân chẩn đoán ĐTĐ tại thời điểm 12 tuần sau sinh, các chỉ số về đường huyết, insulin, HOMA-%IR và HOMA-%B thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước sinh; chỉ có chỉ số HOMA-%S tăng có ý nghĩa thống kê.

https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.60.3