Ứng dụng thang điểm Essen trong tiên lượng bệnh nhân chảy máu não

Từ khóa

Essen ICH
Intracerebral hemorrhage thang điểm Essen
chảy máu não

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, Đình T., & Ksơr, N. K. M. (2021). Ứng dụng thang điểm Essen trong tiên lượng bệnh nhân chảy máu não . Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (44), 63-70. https://doi.org/10.47122/vjde.2020.44.9

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chảy máu não có tỉ lệ tử vong tại bệnh viện cao nhất trong các thể đột quỵ, kết cục chức năng tốt chỉ đạt được khoảng 12-39% bệnh nhân. Mặc dù có nhiều thang điểm tiên lượng chảy máu não nhưng đa số đều tập trung tiên lượng tử vong, trên thế giới và trong nước ít có nghiên cứu tiên lượng hồi phục sau chảy máu não. Năm 2006 Weimar và cộng sự đã phát triển và chứng minh giá trị tiên lượng của một thang điểm mới- thang điểm Essen với điểm mạnh của nó trong tiên lượng hồi phục ở bệnh nhân chảy máu não. Tuy nhiên, thang điểm này cần được kiểm tra và xác nhận trong những quần thể khác nhau và đối chứng với những thang điểm khác để xác minh giá trị tiên lượng của nó, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá ý nghĩa của thang điểm chảy máu não Essen trong tiên lượng tử vong và hồi phục của bệnh nhân chảy máu não sau 100 ngày, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tiên lượng bệnh nhân chảy máu não tự phát bằng thang điểm chảy máu não Essen tại bệnh viện Trung ương Huế” với 2 hai mục tiêu: (1) Đánh giá các yếu tố của thang điểm chảy máu não Essen trong tiên lượng bệnh nhân chảy máu não. (2) Khảo sát mối liên quan, tương quan giữa giá trị tiên lượng bằng thang điểm Essen ICH với giá trị tiên lượng của một số yếu tố lâm sàng và so với thang điểm ICH, thang điểm mICH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có theo dõi dọc trên 120 bệnh nhân chảy máu não tự phát tại Bệnh viên Trung ương Huế từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2020. Các bệnh nhân chảy máu não khởi phát trong vòng 24 giờ đầu tiên được thăm khám trực tiếp, tính các thang điểm Essen (gồm ba thành tố: tuổi, NIHSS, mức độ ý thức theo NIHSS) và các thông số lâm sàng, cận lâm sàng khác. Thu thập thông tin về kết cục chức năng của bệnh nhân tại thời điểm 100 ngày sau khởi bệnh bằng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại. Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Hồi quy logistic được sử dụng để xác định yếu tố tiên lượng độc lập. Giá trị thang điểm được xác định bởi đường cong ROC. Kết quả: Trong 120 bệnh nhân, tuổi trung bình là 64,32±13,625, điểm NIHSS trung bình 15,17± 10,793, 43,3% bệnh nhân có điểm ý thức theo NIHSS là 0. Essen ICH = 0 có 93,8% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, và với ICH ≥ 7 100% tử vong. Essen ICH cho thấy có giá trị cao trong tiên lượng kết cục tàn tật và tử vong. Trong tiên lượng kết cục tàn tật theo thang điểm Barthel sau 100 ngày, Essen ICH tỏ ra vượt trội hơn so với ICH và mICH (AUC lần lượt: Essen ICH: 0,934 (95%CI 0,893-0,975); ICH: 0,882 (95%CI 0,823-0,942); mICH: 0,896 (95%CI 0,842-0,951). Kết luận:  Essen ICH là thang điểm dễ sử dụng cho tiên lượng bệnh nhân chảy máu não. Nó có giá trị rất cao trong tiên lượng kết cục chức năng không tốt và dễ dàng sử dụng trong tiên lượng cá nhân hoặc thiết kế nghiên cứu lâm sàng.

https://doi.org/10.47122/vjde.2020.44.9